Xét nghiệm Fibronectin: “Đón đầu” con với sự chuẩn bị tốt cho mẹ bầu

Xét nghiệm Fibronectin

Thực hiện xét nghiệm Fibronectin có dự báo được sinh non không?

Xét nghiệm Fibronectin (fFN) có kết quả không khẳng định được mẹ đang chuyển dạ và sinh non. Nhưng đối với xét nghiệm này có thể chỉ ra rằng mẹ chưa chuyển dạ.

Thực hiện điều này hữu ích cho giai đoạn đầu của sinh non, rất khó để biết mẹ đang chuyển dạ hay không dựa trên các triệu chứng và khám phụ khoa.

Nếu bạn nhận được kết quả âm tính của xét nghiệm fFN thì khả năng chuyển dạ trong một hoặc hai tuần tới là rất thấp. Cho nên mẹ có thể yên tâm hơn và cho phép bác sĩ loại bãi những phương pháp điều trị không cần thiết. Ngược lại, kết quả dương thì nghĩa là mẹ có nguy cơ sinh non cao hơn nhưng không phải sẽ sinh non.

Bên cạnh đó, có thêm xem xét thêm các yếu tốt như độ giãn hoặc độ dài cổ tử cung. Nếu thật sự cho kết quả dương tính, bác sĩ quyết định làm thế nào để tiến hành chăm sóc mẹ.

Khi gặp triệu chứng chuyển dạ non, có thể tiến hành siêu âm cổ tử cung của mẹ có bị co rút không. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mỏng hơn và nở ra để bé dễ dàng ra ngoài hơn.

Song song, siêu âm mà thấy cổ tử cung co lại, có thể thực hiện kiểm tra fFN để đánh giá nguy cơ sinh sớm.

Xét nghiệm Fibronectin được thực hiện như thế nào?

 Bắt đầu thực hiện với một mỏ vịt, bác sĩ sẽ đưa vào âm đạo mẹ và lấy mẫu dịch từ cổ tử cung và âm đạo của mẹ. Lúc này, mẹ cảm thấy dễ chịu hơn khi tiến hành phết tế bào cổ tử cung.

Sau đó, các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ đo lường chất xơ bào thai (một loại protein được sản xuất bởi màng của thai nhi). Protein đóng vai trò là chất keo gắn túi thai và niêm mạc tử cung.

Chất này thường được tìm thấy với số lượng tăng lên trong âm đạo của mẹ trong nửa đầu và cuối thai kỳ của mẹ gần chuyển dạ. Nhưng nếu fFN rò rỉ trong tử cung và một lượng nhỏ trong âm đạo quá sớm ( từ tuần 22 đến tuần 34).  Có thể “keo” bị tan ra trước thời hạn dẫn đến co thắt hoặc tổn thương màng.

Nếu hiện tượng này xảy ra thì mẹ có nguy cơ chuyển dạ và sinh non cao đáng kể. Khi không tìm thấy chất xơ bào thai trong mẫu xét nghiệm, có nghĩa nguy cơ mẹ sinh trong 2 tuần tới rất thấp.

Thấy kết quả kiểm tra trong vòng một hoặc hai ngày hoặc trong vài tiếng sau khi mẹ tiến hành. 

Khi nào nên xét nghiệm Fibronectin?

Hiện nay, xét nghiệm fFN đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp nhận cho sử dụng ở những mẹ bầu. Đối với phụ nữ có triệu chứng sinh non mang thai từ 24 đến 36 tuần.

Hiệp hội Y học cho Mẹ và Bé (The Society for Maternal – Fetal Medicine) không khuyến cáo thử nghiệm cho tất cả các mẹ mang thai. Vì các chưa thấy rõ xét nghiệm tốt cho mẹ không có chuyện chứng chuyển dạ non.

Ngoài ra, mẹ sẽ không cần làm xét nghiệm Fibronectin:

  • Màng ối của mẹ đã bị vỡ
  • Cổ tử cung của mẹ giãn ra hơn 3cm
  • Mẹ bị chảy máu âm đạo ở mức vừa hoặc nặng
  • Mẹ hiện đang thắt cổ tử cung

Xét nghiệm fFN thường không được sử dụng cho những mẹ mang thai nhiều hơn một em bé. Mặc dù, xét nghiệm có thể được sử dụng ở những mẹ mang song thai để biết mẹ có thể sinh em bé trong một hoặc 2 tuần.

Nếu mẹ bị co thắt nhưng cổ tử cung của mẹ đo được 30mm hoặc dài hơn, mẹ có lẽ không thể tiến hành xét nghiệm fFN vì nguy cơ sinh em bé trong vài tuần tới là rất thấp.

Hy vong các mẹ sẽ hiểu hơn về xét nghiệm Fibronectin để chăm sóc tốt cho bản thân. Đừng quên ghé Mẹ và bé 24h để cập nhật thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *