Xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm chuẩn, ngon miệng mỗi ngày

Mẹo ăn dặm cho bé mẹ nên biết

Xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm đúng chuẩn cần rất nhiều thời gian nghiên cứu để đảm bảo món ăn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn ngon, hợp ý bé.

Bước vào độ tuổi ăn dặm, bé cần được xây dựng một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, thời điểm này cơ thể bé cũng có sự thay đổi lớn. Vì thế, thực đơn các món ăn cần đảm bảo ngon miệng, đủ chất cho bé. Vậy thực đơn cho bé ăn dặm như thế nào là hợp lý nhất?

1. Nên xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm từ khi nào?

Ăn dặm được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ. Thời điểm này, bé chuyển từ bú sữa mẹ sang tập nhai nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trẻ thậm chí còn bỏ ăn khiến các mẹ stress, lo lắng không thôi. Để tránh tình trạng này, việc xác định thời gian tập ăn dặm cho bé sẽ giúp mẹ chủ động hơn.

Thực đơn cho bé ăn dặm chuẩn, ngon miệng mỗi ngày
Nên xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm từ khi nào?

Ăn dặm không chỉ đơn thuần là giúp bé tập nhai. Bên cạnh đó, chúng còn đáp ứng đủ các dưỡng chất chất cần thiết mà cơ thể bé đang yếu. Trẻ càng lớn, khối lượng thức ăn dặm càng tăng. Như vậy, thực đơn ăn dặm có tốt thì bé mới phát triển được khỏe mạnh.

Chọn thời điểm ăn dặm cho bé là cực kỳ quan trọng. Sở dĩ trong những tháng đầu, bé lấy dinh dưỡng từ sữa mẹ vì hệ tiêu hóa mới đang phát triển. Việc ăn các loại thực phẩm khác gần như không thể vì bé chưa có khả năng tiêu hóa. Vậy nên, thời điểm lý tưởng nhất để tập ăn dặm là khí bé đã có đủ men amylase.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mẹ nên tập cho bé ăn dặm ở tháng tuổi thứ 6. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé được xem là tương đối hoàn thiện. Thức ăn dặm đưa vào cơ thể bé sẽ được tiêu hóa tốt. Mặt khác, đây cũng là lúc bé có thể tập nhai, chuẩn bị cho thời kỳ mọc răng sắp tới.

2. Các loại thực phẩm tươi ngon thích hợp cho bé ăn dặm

Bữa ăn dặm của bé không chỉ đảm bảo ngon miệng, an toàn mà còn phải đủ chất. Vì thế, trước khi lập thực đơn trong ngày cụ thể, bạn cần biết những loại thực phẩm nào là phù hợp với bé. Dưới đây là những loại thức ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà mẹ có thể lựa chọn làm thực đơn cho bé ăn dặm:

Thực đơn cho bé ăn dặm chuẩn, ngon miệng mỗi ngày
Các loại thực phẩm tươi ngon thích hợp cho bé ăn dặm
  • Trái cây nghiền: Trong các loại hoa quả có chứa rất nhiều vitamin và cơ. Vì bé chưa thể cắn miếng nên mẹ có thể nghiền nhỏ cho bé. Một mẹo khá hay là mẹ có thể cho một số loại quả như áo, lê vào xưởng hấp. Khi quả chín mềm, mẹ có thể nạo và xúc như bột cho bé ăn. Với các loại quả mềm như hồng xiêm, đu đủ, chuối thì chỉ cần nghiền nhỏ là được.
  • Rau củ: Đây là loại thực phẩm không thể thiếu khi cho bé ăn dặm. Với các loại rau củ, mẹ có thể hấp nhừ, cắt nhỏ cho bé ăn. Nếu bé vẫn chưa nhai tốt, việc xay nhỏ nấu cháo cho bé cũng rất hiệu quả.
  • Cháo: Mẹ nên cho bé ăn các loại cháo ngũ cốc, có các loại hạt dinh dưỡng như lúa mạch, đậu hay gạo. Điều này sẽ tạo ra hương vị đa dạng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
  • Thịt nghiền, trứng: Mẹ có thể nghiền nhuyễn cho bé ăn để bổ sung protein.
  • Phô mai: rất giàu chất béo, đã được tiệt trùng nên bé dễ dàng tiêu hóa.

3. Xây dựng thực đơn ăn dặm trong ngày cho bé

Khi xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm, mẹ nên có sự thay đổi linh hoạt mỗi ngày. Việc tiếp xúc với nhiều hương vị mới sẽ khiến bé hứng thú hơn. Bên cạnh các bữa ăn dặm. mẹ cần bổ sung năng lượng cho bé bằng các bữa phụ. Trong thời kỳ đầu ăn dặm thì việc này có vai trò cực kỳ quan trọng.

Thực đơn cho bé ăn dặm chuẩn, ngon miệng mỗi ngày
Xây dựng thực đơn ăn dặm trong ngày cho bé

Theo đó, mẹ có thể tham khảo quy tắc xây dựng thực đơn dưới đây để sớm có chế độ ăn phù hợp cho bé:

  • Sáng sớm: Mẹ nên cho bé ăn nhẹ bằng cách uống sữa mẹ hay uống sữa công thức để bé lót dạ.
  • Bữa sáng: Bé nên khởi động nhẹ nhàng bằng một bát cháo yến mạch đủ dinh dưỡng, không nặng bụng. Mẹ cũng có thể thay đổi cho bé sang những loại khác như cháo đậu, cháo bí đỏ, cháo nấu rau nghiền nhuyễn, …
  • Bữa nhẹ nửa buổi: Nửa buổi bé sẽ có dấu hiệu đói. Mẹ nên chuẩn bị sữa công thức hoặc cho bé bú sữa mẹ.
  • Bữa trưa: Mẹ có thể chuẩn bị các loại rau củ hấp nghiền, cắt nhỏ với một chút thịt nhuyễn. Lưu ý không để miếng quá to, dai dễ làm bé bị nghẹn khi ăn. Hoặc không, mẹ có thể cho bé ăn cháo nấu với hỗn hợp rau củ xay.
  • Bữa xế chiều và bữa tối: Cho bé uống sữa.

4. Mẹo cho bé ăn dặm mẹ nên biết

Ngay cả khi xây xong thực đơn cũng rất khó để bé làm theo hoàn toàn. Đặc biệt, tình trạng trẻ biếng ăn ở Việt Nam không còn quá xa lạ. Vì thế, để thực đơn cho bé ăn dặm có bước khởi đầu, dưới đây là một số mẹo hay mẹ có thể học hỏi:

Thực đơn cho bé ăn dặm chuẩn, ngon miệng mỗi ngày
Mẹo cho bé ăn dặm mẹ nên biết
  • Khi trẻ không muốn ăn, mẹ hãy để bé như ý. Việc ép trẻ sẽ khiến chúng hình thành tâm lý phản kháng và càng không muốn ăn trong những lần sau. Thay vào đó, mẹ giảm khối lượng thức ăn đi để bé mau thấy đói hơn.
  • Nên cho bé ăn ở một nơi nhất định để hình thành thói quen. Tránh việc rong ruổi dỗ bé ăn khắp nơi, vừa ảnh hưởng đến tiêu hóa, vừa hình thành thói xấu cho bé.
  • Hãy để bé tự nhiên ăn bốc hay chủ động ăn nếu có thể. Điều này giúp bé sớm quen với việc ăn chủ động dù mẹ sẽ mất công dọn dẹp một chút.
  • Cần theo dõi kỹ trong thời kỳ đầu bé ăn dặm để biết sở thích hay nguy cơ dị ứng của bé.
  • Mọi thức ăn chế biến cho bé đều phải đảm bảo sạch sẽ và tiệt trùng. Nếu có thể, mẹ nên đầu tư vào việc trang trí hình thù để kích thích ham muốn ăn uống của bé hơn.

Xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm là một quá trình đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, chuyên sâu. Không chỉ tham khảo từ các chuyên gia, mẹ còn phải dựa trên tình hình thực tế của chính trẻ.

Theo đó, để cập nhật kiến thức và có nhiều món ăn dặm mới có bé, mẹ có thể tìm đọc nhiều hơn tại: https://mevabe24h.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *