Trong cuộc sống đời thường, ta có thể bắt gặp những trường hợp bé không nghe lời, khóc nháo lên khi đòi mua một thứ gì đó và bố mẹ thường nhượng bộ. Hay bắt gặp một đứa trẻ hoạt bát, lanh lợi, nghe lời và có những thói quen, tính cách tốt. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những hành vi này, cách tương tác với con để con trở thành đứa trẻ ngoan?
Như đã biết, các đứa trẻ có mỗi cá tính riêng biệt mang những tâm lý khác nhau. Vì thế cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chủ yếu xuất phát từ các tương tác với con của các bậc cha mẹ. Bên cạnh đó, phụ huynh không chỉ đóng vai trò là bạn mà còn là người thầy hướng dẫn cho các con. Việc chơi với bé để mở mang hiểu biết và các giao tiếp với xã hội là giúp trẻ phát triển sau này.
Những điều cần làm khi tương tác với con
Nền tảng kiến thức và tương tác với con của cha mẹ, tạo nên những đặc điểm tâm lý cho trẻ nhỏ. Từ những tâm lý đã có sẽ xây dựng nên những hành vi, vì thế để có được một đứa trẻ ngoan phụ thuộc nhiều vào cha mẹ – Người tiếp xúc đầu tiên và thường xuyên với bé. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy:
Giao tiếp với con bất cứ khi nào
Phải tiếp tận dụng những khoảnh khắc gần với con, để bạn dễ dàng tương tác với con hơn. Từ những tiếp xúc đó, thì sẽ xây dựng được lòng tin trong con, cảm giác gắn bó và an toàn nơi trẻ góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống. Ví dụ những lúc thay tã cho bé bạn có thể tương tác với con như nhìn vào mắt bé và nói: “ Bé con của mẹ có chiếc bụng xinh xinh” và âm vực cao và vui vẻ kèm theo kéo dài. Từ đó, sẽ gây sự chú ý cho trẻ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Chơi cùng con
Trong 6 tháng đầu, bé thường sẽ năng động hơn, hãy chơi với con với các bài hát và hình ảnh minh họa. Điều này sẽ giúp não bé nhớ nhiều hơn, kèm theo phối hợp với các cử động của thân thể như lắc lư theo bài nhạc hay kết hợp giữ chân với tay. Những hoạt động này giúp dẻo dai và khỏe mạnh, tránh bị thường cân.
Kích thích con nói chuyện với mọi người
Bắt đầu từ khi bé bập bẹ hay a ê, hay bắt chước nói theo con và để bé đáp lại. Việc này giúp bé cảm thấy vui hơn và coi trọng việc nói chuyện, bạn nên thường xuyên nói với bé để kích thích bé giao tiếp nhiều hơn.
Chú ý con khi bé muốn chơi
Để tôn trọng con, bạn nên quan sát tín hiệu của con khi mà con đã sẵn sàng chơi. Thời gian hợp lý để con có thể bắt đầu chơi là khi bé tỉnh táo và nghỉ ngơi đầy đủ. Khi con đang buồn ngủ và gắt gỏng hoặc đòi thì bạn không nên bắt bé chơi. Đặc điểm dễ nhận biết khi con không muốn chơi: quay mặt đi, chuyển hướng mắt hoặc cong lưng.

Thu hút sự chú ý của bé
Giáo dục kỹ năng sống cho bé tốt nhất,cha mẹ tương tác với con bằng cách kích thích sự tò mò, thích khám phá của bé. Chẳng hạn khi đọc sách cùng với bé, ta có thể diễn tả màu sắc hay âm thanh kèm theo cho bé con lật trang sách. Với những món đồ chơi cho trẻ bạn có thể sắm như trông hay hình khối, đồ chơi xếp chồng, bé có thể tháo, ném để hiểu được món đó chơi như nào.
Định hướng bé
Sự tương tác với con của cha mẹ cũng không thể thiếu khi dạy con cách tập trung vào một vật nào đó. Khi bé chơi trò chơi bạn có thể bày biện 1 hoặc 2 món đồ chơi để bé có thể hoàn toàn khám phá hết chúng. Điều này thường có lợi cho bé nhiều hơn.
Luôn quan sát và hỗ trợ bé
Tương tác với con, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng làm cuộc sống bạn trở nên nhộn nhịp và tươi mới mỗi ngày. Luôn luôn bên con, bạn sẽ hỗ trợ được con mình trong những tình huống khó giải quyết, còn bạn sẽ tăng khả năng quan sát. Khi bên cạnh bé bạn cũng có thể dễ dàng phát hiện được những tiềm ẩn như bé chậm nói, biếng ăn,..và kịp thời cải thiện cho bé.
Cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài
Muốn con mình trở nên mạnh dạn, tự tin và hoạt bát, bạn nên cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ những môi trường khác nhau. Bạn có thể tổ chức cắm trại cho gia đình hay cho bé tham gia các khóa học,… để bé có thể giao lưu, học hỏi, kết bạn giúp bé có thể tăng khả năng giao tiếp và giảm rụt rè trong bé.

Hy vọng bài tiếp trên sẽ giúp cho các cha mẹ có thể tương tác với con tốt nhất. Và những đứa trẻ trở nên ngoan hiền và tài giỏi. Đừng quên ghé Mẹ và bé 24h để cập nhật thêm thông tin hữu tín cho gia đình nhỏ của mình. Chúc các mẹ và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!