Tuần đầu tiên sau sinh: Hãy bắt đầu làm quen với bé mẹ nhé!

Tuần đầu tiên sau sinh quan trọng như thế nào

Tuần đầu tiên sau sinh là thời điểm bạn bắt đầu làm quen với sự xuất hiện của thiên thần nhỏ và việc chăm sóc con cái. Mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ chưa?

Tuần đầu tiên sau sinh là thời điểm vô cùng đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và cả gia đình. Chắc chắn sẽ có rất nhiều bỡ trong lần đầu làm cha, làm mẹ. Cuộc sống của cả gia đình có sự thay đổi chỉ sau một đêm và bạn dần phải học cách thích nghi với điều đó. Nhưng đừng quá lo lắng vì việc chăm con là bản năng và chỉ sau một thời gian ngắn làm quen là bạn đã có thể thích nghi với điều đó ngay thôi. Hãy cùng tìm hiểu những điều này trong bài viết nhé.

Tuần đầu tiên sau sinh quan trọng như thế nào
Đón con chào đời là niềm hạnh phúc của cả gia đình

1. Cân nặng của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau sinh

Cân nặng của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sẽ có sự khác nhau tùy theo thể trạng của từng em bé. Có 3 cách giúp bạn phân loại trẻ sơ sinh đó là:

  • Nhỏ đối với tuổi thai (SGA)
  • Trung bình đối với tuổi dự kiến ​​
  • Lớn đối với tuổi thai (LGA)

Mức độ như thế nào sẽ được nhân viên y tế đánh giá sau khi em bé chào đời. Trong tuần đầu tiên sau sinh trẻ có thể xuất hiện hiện tượng sụt cân sinh lý. Đây là điều hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh. 

Theo như con số được các chuyên gia đưa ra thì trong ba đến bốn ngày đầu trẻ sơ sinh sẽ giảm khoảng 10% trọng lượng ban đầu của mình. Và sau 7 ngày chúng sẽ lấy lại được cân nặng và tăng cân rất nhanh. Con sẽ tăng thêm khoảng 0,1 đến 0,2 kg mỗi tuần ở những tháng đầu tiên.

Trong thời gian này, con cũng cần được tái khám với bác sĩ để được đo chu vi đầu giúp chúng ta có thể biết được sự phát triển não bộ của bé đang như thế nào. Trong tuần đầu tiên sau sinh, hộp sọ của con vẫn đang trong thời kỳ phát triển và các khớp sọ đang bắt đầu được hợp nhất lại với nhau. Đối với các bé gái, con sẽ có chu vi vòng đầu khoảng 35cm còn bé trai sẽ hơn bé gái khoảng 1cm trong tuần đầu tiên này. 

Tuần đầu tiên sau sinh quan trọng như thế nào
Sự phát triển của con trong tuần đầu tiên sau sinh ở mỗi trẻ là khác nhau

2. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Trong tuần đầu tiên sau sinh, con phải học cách thích nghi với môi trường sống mới, chuyển từ môi trường nước sang môi trường không khí. Lúc này, điều con cần nhất đấy chính là được bú sữa mẹ để giúp nâng cao hệ miễn dịch cũng như phát triển hệ tiêu hóa.

Con sẽ giao tiếp chủ yếu thông qua khứu giác và xúc giác. Vậy nên, hãy cho con tiếp xúc da nhiều với mẹ trong tuần này. Khi mẹ chăm con cũng sẽ thấy những phản xạ dần hình thành của con ví dụ như giật mình hoặc như là con đang run rẩy. Nhưng tất cả đều là những phản xạ bình thường và mẹ không cần lo lắng nhé.

Kiểu thở của con cũng là điều mà mẹ cần chú ý trong tuần đầu tiên này. Trong thời gian 1 tuần sau khi ra đời, nhịp thở của con vẫn không được đều, các cơn ngưng thở cũng là điều hết sức bình thường đặc biệt là khi con ngủ. Nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan mà phải theo dõi nhịp thở thường xuyên của con, đảm bảo thực hiện thao đúng hướng dẫn để có được một giấc ngủ an toàn.

Một vài cử động của con trong tuần đầu tiên sau sinh đó là tay chân di chuyển đồng thời và ngẩng cao đầu khi nằm sấp. Bên cạnh đó, con cũng sẽ nhìn chằm chằm vào các đồ vật trong khoảng cách từ 12 đến 15 inch. Vì thế, mẹ hãy luôn để con nhìn thấy mình trong khoảng cách này nhé.

Con cũng bắt đầu tập nhìn và nhận diện được các mẫu đơn giản với độ tương phản cao và sẽ mở rộng một cách nhanh chóng ở những tháng tiếp theo. Đối với những tiếng động lớn con cũng sẽ có phản ứng và nhìn theo những vật thể trước mặt mình.

Mẹ hãy cùng con da kề da nhiều hơn để tăng tình cảm giữa 2 bên nhé

3. Trẻ 1 tuần tuổi uống bao nhiêu ml sữa

Trẻ sơ sinh tốt nhất vẫn là được bú sữa mẹ ngay sau khi sinh. Đây là nguồn dinh dưỡng quý giá cung cấp đầy đủ năng lượng cho con đồng thời cũng hỗ trợ tăng sức đề kháng giúp con chống lại bệnh tật. 

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cung cung cấp đủ sữa cho con trong tuần đầu tiên sau sinh vì lúc này sữa chưa về nhiều. Chúng ta có nhiều phương án khác nhau tùy vào lượng sữa mẹ có. Có thể là kết hợp thêm sữa công thức hoặc sử dụng sữa mẹ được tặng nếu có để cho con bú nếu sữa mẹ không đủ.

Cách kích thích sữa mẹ tiết nhanh và nhiều đó chính là cho con bú trực tiếp trong tuần đầu tiên. Đồng thời, mẹ hãy uống nhiều nước và nghỉ ngơi giúp phục hồi lại sức khỏe sau khi sinh. 

Vừa cho con bú vừa phải theo dõi tình trạng sức khỏe của mình mẹ nhé. Trong thời gian đầu này có thể cả hai mẹ con sẽ không cảm thấy thoải mái với việc tu ti. Lý do là vì sữa mẹ về nhiều khiến ngực căng tức nhưng con bú không hết. Con chưa biết cách bú mẹ. Mẹ nên chú ý và điều chỉnh lại một chút.

Nếu thấy xuất hiện hiện tượng đau và chảy máu hoặc xuất hiện các đốm đỏ, cứng ở vú thì đây là một dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị nhiễm trùng cần đi khám bác sĩ ngay.

Trong trường hợp mẹ không đủ sữa để cho con bú thì hãy bổ sung thêm các loại sữa công thức phù hợp. Mỗi một lần con có thể uống khoảng 30-60ml sữa công thức. Và sau khoảng hai đến ba giờ mẹ cần cho con tiếp tục ăn lần sau. Vào cuối tuần đầu lượng sữa sẽ tăng lên đến 60-80ml/lần ăn.

Khoảng 24 giờ đầu khi mới ra đời, con khá buồn ngủ và không thực sự hứng thú với ăn uống. Đây là khoảng thời gian để con hồi phục sau sinh nên hết sức bình thường. Mẹ chỉ cần xem con đã ăn đủ chưa bằng cách chúng đi vệ sinh bao nhiêu lần mà thôi. 

Tuần đầu tiên sau sinh quan trọng như thế nào
Cho con bú và ngủ đầy đủ trong thời điểm này

4. Vấn đề ngủ của trẻ trong tuần đầu tiên

Tuần đầu tiên sau sinh là thời gian con dành chủ yếu để ngủ. Chúng có thể ngủ tới 20 tiếng/ngày là điều hết sức bình thường. Lúc này, cha mẹ không nên làm gì cả mà hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Hãy cho con ngủ bất cứ lúc nào, chỉ cần đảm bảo con không ngủ quá lâu và bị bỏ đói. 

Theo như khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) về giấc ngủ của trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý những điểm sau:

  • Tốt nhất là cho con nằm riêng trên nôi hoặc cũi. 
  • Đặt con ngủ ở tư thế nằm ngửa ngay ngắn, không cho con nằm nghiêng hoặc nằm sấp. 
  • Cho chúng nằm ở mặt phẳng. Tuyệt đối không nằm đệm quá mềm có thể khiến cho con bị gập đường thở.
  • Xung quanh khu vực con nằm không đặt bất cứ đồ vật nào như gối, thú bông hay đồ chơi. 
  • Cha mẹ nên thay phiên nhau chú ý và chăm sóc khi con ngủ để đảm bảo con không bị đói và an toàn.

5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Trẻ sơ sinh chưa thể giao tiếp bằng tiếng nói. Trong tuần đầu tiên sau sinh cha mẹ cũng chưa thể giải mã được các tín hiệu mà con đưa ra. Vì vậy, nếu có những vấn đề bất thường xuất hiện thì cha mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Cụ thể, một vài trường hợp mẹ cần lưu tâm đó là:

  • Da hoặc mắt của con ngày càng vàng hơn đó là dấu hiệu của bệnh vàng da sinh lý.
  • Trẻ không bú.
  • Trẻ không ngủ nhiều như những em bé khác.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc.
Tuần đầu tiên sau sinh quan trọng như thế nào
Nếu thấy có sự bất thường mẹ cần cho con đến gặp bác sĩ ngay

6. Chăm sóc bà mẹ trong tuần đầu sau sinh

Không chỉ chú ý đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau sinh mà các bà mẹ cũng là đối tượng cần được quan tâm. Có rất nhiều vấn đề mà mẹ phải đối mặt như việc phục hồi sau sinh, tiết sữa, tắc tia sữa, mẹ có được tắm rửa không tinh thần của mẹ… Chắc chắn là trong khuôn khổ của bài viết này sẽ không thể giúp bạn giải đáp hết được. Sau đây sẽ là một vài vấn đề mà mẹ cần quan tâm nhất sau khi sinh em bé.

6.1. Mẹ mới sinh có được tắm không?

Theo như kinh nghiệm dân gian truyền lại thì mẹ bỉm phải kiêng tắm gội ít nhất là 1 tháng sau sinh. Nhưng như vậy sẽ rất dễ tạo cơ hội để các loại vi khuẩn phát triển khiến mẹ khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, lời khuyên dành cho mẹ đó là sau khoảng 2 – 3 ngày sinh em bé, mẹ có thể tắm nhanh bằng nước ấm. Và đặc biệt cần phải chú ý vệ sinh cũng như chăm sóc vú chu đáo. Bởi đây là nơi con sẽ ngậm trực tiếp để bú sữa. Nếu để xuất hiện viêm nhiễm thì rất nguy hiểm.

Đồng thời, việc vệ sinh vùng kín, âm hộ cũng cần được mẹ quan tâm để không bị viêm nhiễm sẽ rất khó để xử lý. Nếu lúc này bạn phải uống thuốc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa.

6.2. Chế độ dinh dưỡng sau sinh

Ăn uống sau sinh cũng là điều khiến nhiều mẹ phân vân. Nhưng lời khuyên dành cho mẹ đó là hãy chú ý đến việc ăn uống làm sao đảm bảo chất lượng sữa để nuôi con. Còn việc giảm cân hay giữ dáng thì tính sau vì lúc này con mới là trên hết.

Tuần đầu tiên sau sinh quan trọng như thế nào
Mẹ hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh nhé

6.3. Ngủ tranh thủ

Mẹ hãy tranh thủ ngủ khi con ngủ. Đảm bảo làm sao được ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Bạn không cần phải mặc quần áo quá tươm tất, nhà cửa không cần phải quá sạch sẽ mà quan trọng nhất lúc nào là ngủ để có thể tái tạo năng lượng và có sức khỏe chăm sóc con.

Mẹ nên tranh thủ ngủ vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu và ngủ khi bé ngủ. Trong tuần đầu tiên sau sinh này, hãy nhờ đến sự trợ giúp của người bên cạnh để mẹ có thể được nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất.

6.4. Phục hồi sau sinh

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng nên có sự vận động lại sớm ngay sau khi sinh. Điều này sẽ giúp mẹ phục hồi sau sinh tốt hơn thay vì chỉ nằm một chỗ. Chắc chắn thời gian đầu sẽ rất khó khăn nhưng mẹ cũng hãy cố gắng hết sức nhé.

6.5. Giải tỏa tâm lý mới mọi người

Rất nhiều mẹ gặp phải vấn đề tâm lý sau khi sinh dẫn đến căn bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm. Tất nhiên là không ai muốn điều đó xảy ra nhưng sự sau đớn của thân thể. Sự mệt mỏi trong tâm trạng. Tình trạng thiếu ngủ liên miên. Tự ti về ngoại hình. Tất cả khiến cho mẹ cảm thấy chán nản. Mẹ hãy nhớ rằng đầy là điều hết sức bình thường quan trọng nhất là con khỏe mạnh. Sau này mẹ sẽ có thời gian nhiều hơn để chăm sóc bản thân mình.

Tuần đầu tiên sau sinh quan trọng như thế nào
Chăm sóc con một cách chu đáo để chúng có sự phát triển toàn diện

Có thể thấy tuần đầu tiên sau sinh có rất nhiều vấn đề mà cha mẹ cần chú ý. Hãy tập thích nghi dần với chúng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *