Trẻ tự kỷ- Nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh

Trẻ tự kỷ nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh

Trẻ tự kỷ luôn là nỗi lo của cha mẹ trên quá trình phát triển của bé, ảnh hưởng đến quá trình học hỏi, giao tiếp. Vì vậy cha mẹ cần biết đâu là dấu hiệu về chứng tự kỷ để có biện pháp cũng như giành nhiều thời gian và tình thương cho bé để bé nhanh chóng hoàn nhập với mọi người xung quanh.

1. Chứng tự kỷ ở trẻ là gì?

Tự kỷ là tập hợp các rối loạn phát triển theo từng mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thường thì bắt đầu lúc trẻ 3 tuổi và kéo dài trong những năm tiếp theo, cũng có thể là suốt đời. Trẻ thường bị khiếm khuyết về những tương tác với xã hội, khả năng phát triển ngôn ngữ, hành vi khiến trẻ khó khăn trong việc giao tiếp với những người xung quanh, thậm chí có liên quan đến vấn đề trí tuệ kém phát triển.

Trẻ tự kỷ- Nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh

Trẻ tự kỷ có xu hướng tăng trong những năm gần đây (khoảng 1/100 trẻ mắc bệnh) do những gen bất thường dẫn đến rối loạn phát triển thần kinh. Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở các bé nam cao gấp 4 đến 6 lần so với các bé nữ.

2. Dấu hiệu của trẻ tự kỷ

Các cha mẹ cần chú ý để có biện pháp điều trị nhanh nhất cho bé để bé có thể nhanh chóng hòa nhập, tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh và tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bé.

2.1. Bất thường về ngôn ngữ

Bé có thể chậm nói trong giai đoạn phát triển, hoặc nói được nhưng lại ngưng nói, bé có thể phát ra những tiếng động mạnh hoặc những câu nói vô nghĩa. Giọng bé nghe có vẻ lơ lớ, nói to, không biết đối đáp trong giao tiếp. 

Đây là dấu hiệu mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy nhất do là những biểu hiện bên ngoài. Vì vậy cần đưa bé đi khám ngay nếu có những biểu hiện trên.

2.2. Bất thường về hành vi

Trẻ tự kỷ- Nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh

Hành vi của trẻ tự kỷ thường khác thường so với những đứa bé khác như chạy vòng tròn, đi bằng ngón chân, đi từng bước, lắc lư,…Các hành vi thường mang tính tự chủ có thể gián đoạn hoặc liên tục. Những hành động của bé thường là vô nghĩa, không có ý nghĩa cho sự phát triển của bé.

Một số bé còn có các hành động nguy hiểm như cào, cắn bản thân, bức tóc, đánh vào đầu,… Những hành động này có thể gây ra ảnh hưởng cho bản thân bé vì vậy ba mẹ cần chú ý.

2.3. Ngại giao tiếp xã hội

Trẻ thường không muốn tiếp xúc với người khác, chỉ thích chơi một mình trong không gian riêng tư, không có nhiều người với những đồ chơi yêu thích thường ngày của bé. Bé không thích nói chuyện với bạn bè đồng lứa và không thích ở những nơi đông người, nhộn nhịp.

Thường bé chỉ thể hiện qua các cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ với người xung quanh thay vì nói chuyện như những bé khác.

2.4. Bé có cảm xúc bất thường

Trẻ tự kỷ- Nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh

Cảm xúc của bé thường không kiểm soát được, buồn vui lẫn lộn, bé có thể cười to rồi bỗng nhiên bật khóc sau đó.

Cách mốc thời gian cần chú ý khi bé chậm phát triển là: 3 tháng không biết cười, 8 tháng tỏ ra thái độ sợ hãi trước người lạ hoặc trong môi trường khác.

2.5. Hành vi chống đối

Các bé sẽ có xu hướng chống đối lại những thay đổi từ những môi trường xung quanh. Có thể bé sẽ có các hành động không kiểm soát được, nóng giận cáu gắt khi những đồ vật yêu thích của bé biến mất, hoặc môi trường xung quanh của bé bị thay đổi.

3. Tác hại của trẻ bị tự kỷ

  • Trẻ khó bị hòa nhập với mọi người xung quanh, khả năng giao tiếp bị hạn chế, trẻ bị thụ động, khép mình lại, ảnh hưởng đến khả năng phát triển sau này của bé.
  • Trẻ ngày càng trở nên vô cảm, có thể có những hành động bộc phát gây hại đến bản thân và những người xung quanh.
  • Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bé sẽ bị nặng hơn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện trong tương lai.
Trẻ tự kỷ- Nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh

Trẻ bị tự kỷ nếu không được phát hiện và điều trị có thể phải mang căn bệnh tự kỷ cả đời. Thông thường chỉ có 20% các trẻ có thể nói được và hòa nhập với xã hội nhưng phải tốn nhiều thời gian điều trị, còn lại sẽ gây ra các tình trạng tỷ kỷ nặng, bé chậm phát triển về cảm xúc, trí tuệ, tinh thần,.. ngày càng khó hòa nhập với xã hội.

Bệnh tự kỷ nếu phát hiện sớm có thể được điều trị nhanh chóng cùng với sự giúp đỡ của ba mẹ, nhanh chóng giúp bé hòa nhập với cuộc sống như những đứa trẻ cùng trang lứa.

4. Chăm sóc trẻ tự kỷ như thế nào?

Trẻ tự kỷ cần nhất là sự quan tâm của ba mẹ và người thân. Hãy chủ động làm bạn bè với con, chơi cùng con để vượt rào cản giao tiếp với xã hội. Phụ huynh càng ít sự quan tâm, trẻ sẽ ngày càng trở nên tự kỷ nặng hơn.

Dù bé bị tự kỷ ở mức độ nhẹ hay nặng, cũng cần có sự điều trị về thời gian, có sự đồng hành của cha mẹ cùng với chuyên gia. Phải có sự kết nối đồng hành của cha mẹ, những người xung quanh là liều thuốc tốt nhất giúp trẻ vượt qua căn bệnh này.

Phụ huynh phải theo dõi chặt chẽ các giai đoạn phát triển, tình trạng cho bé, báo ngay cho bác sĩ để có hướng điều trị tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *