Mẹ bầu là đối tượng ưu tiên, có trạng thái cơ thể đặc biệt và yêu cầu có được chế độ chăm sóc riêng biệt. Từ đó, giúp cho sự phát triển khỏe mạnh cho mẹ và bé. Theo nhiều ý kiến, việc massage mẹ bầu tương đối tốt trong thai kỳ. Nhưng không phải ai cũng biết cách massage mẹ bầu đúng kỹ thuật và những lưu ý khi massage để đạt hiệu quả tốt nhất cho cả mẹ và bé, đặc biệt là cách massage bụng bầu.
Massage mẹ bầu có những lợi ích nào?
Tuần hoàn máu, đào thải chất độc
Tác động cơ bản đối với massage mẹ bầu là tăng tuần hoàn máu đến tim, tử cung và nhau thai. Lượng máu cần thiết cho một thai kỳ có thể tăng đến 60% so với trước. Ngoài ra, massage bà bầu có giúp hoàn thiện hệ thống máu, bạch cầu, tăng cường sự đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài.
Giảm đau nhức, phù nề
Phần lớn các bà bầu thường gặp tình trạng đau nhức cơ thể do ít di chuyển và . Massage sẽ làm giảm được những triệu chứng phổ biến như đau cổ, vai, đau gáy, nhức đầu, chuột rút, co thắt cơ,… và giảm lưu dịch trong các khớp bị sưng lên, điều chỉnh tư thế tốt cho mẹ bầu.
Thư giãn, giảm căng thẳng, ổn định hormone
Massage cho bà bầu làm dịu và thư giãn hệ thần kinh, kích thích tiết ra endorphin giúp cơ thể thoải mái, đánh bay mệt mỏi, căng thẳng, mẹ bầu sẽ ngủ dễ hơn và sâu hơn. Massage ở những tháng cuối có thể giảm đau đớn trong quá trình lâm bồn, hỗ trợ cơ thể mẹ sẵn sàng hơn cho kỳ vượt cạn.

Giảm được hội chứng táo bón thai kỳ
Việc massage cơ thể kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp mẹ vượt qua hội chứng táo bón – vốn là nỗi ám ảnh những tháng cuối.
Giảm rạn da, sồ bụng sau sinh
Massage làm tăng tính đàn hồi của da và mô dưới, giúp da căng mịn hơn, giảm thiểu rạn da, sồ bụng sau sinh.
Giảm nguy cơ sinh non
Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng những bà bầu được quan tâm, chăm sóc tốt thường có tình trạng sinh non thấp hơn những mẹ bầu không được massage cơ thể.
Hướng dẫn massage mẹ bầu đúng cách và những điều cần chú ý
Massage toàn thân cho mẹ bầu đúng cách để tránh các trường hợp mẹ bị mắc các bệnh như phù nề, sưng, mỏi và nhức người.
Các cách massage mẹ bầu dành cho từng bộ phận
Massage đầu cho bà bầu
Khi massage đầu, bà bầu nằm ngửa, đặt sao cho đầu ở tư thế thoải mái nhất có thể. Dùng tay vuốt nhẹ những lọn tóc và ấn nhẹ nhàng những vùng xung quanh tạo cảm giác thoải mái nhất. Giải tỏa những điều bức bối trong đầu, để tâm trạng hoàn toàn thả lỏng, không suy nghĩ nhiều thứ.

Massage chân cho bà bầu
Cách massage chân cho bà bầu, hai bàn chân là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt là gan bàn chân được coi là trái tim thứ 2 của con người vì ở đây chứa rất nhiều huyệt đạo. Nếu massage sẽ giúp máu lưu thông thông suốt trong cơ thể và mang lại hiệu quả lớn cho bà bầu. Nó cũng giảm hiện tượng co cơ và chuột rút nhất là đến những tháng cuối. Các bà bầu thường bị phù chân và tình trạng chuột rút thì càng thêm nặng nề và nghiêm trọng.

Cách massage gót chân, bàn chân khá đơn giản: Bạn chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng gan bàn chân là đã giúp lưu thông máu và giảm áp lực cho đôi chân trong việc chống đỡ sức nặng của cơ thể trong cả ngày dài. Việc massage chân này sẽ khiến bạn cảm thấy sự thoải mái, hiệu quả nhanh chóng.
Cách massage lưng cho bà bầu
Cách massage lưng cho bà bầu là vị trí massage mà bà bầu không thể tự làm được mà phải cần có sự giúp đỡ của người khác. Massage nhẹ nhàng từ gáy xuống hông rồi lại ngược lại, sau đó có thể dùng tay ấn nhẹ để kéo giãn các cơ và xoa vùng lưng. Nhằm giúp máu lưu thông tốt hơn ở phần lưng và giảm áp lực cơ của lưng, giúp cơ thể trong tình trạng thoải mái, nhẹ nhõm nhất có thể đây là cách massage giảm đau lưng cho bà bầu.

Massage vai
Massage vai cũng là vị trí massage mà bạn không tự mình làm được mà phải nhờ người khác giúp đỡ. Massage từ xương vai xuống cơ vai rồi đến xương cánh tay rồi lặp lại. Động tác này giúp thả lỏng phần vai vì phần vai cũng là phần chịu áp lực lớn của bà bầu đặc biệt là trong giấc ngủ vì bà bầu thường phải nằm nghiêng.

Massage mặt cho mẹ bầu
Ngoài những nơi massage cơ bản trên các bà bầu năng động, hiện đại hiện nay còn có thể tự mình thực hiện massage mặt. Bằng cách đặt hai bàn tay lên giữa trán rồi từ từ vuốt hai bàn tay về hai bên phía thái dương, và lặp đi lặp lại thao tác này một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển.
Động tác này giúp giảm cảm giác mệt mỏi, đau nhức đầu làm thư thái đầu óc, làm giảm đau đầu, chóng mặt.
Ngoài việc xoa từ trán chạy về hai phía thái dương, bạn có thể massage bằng cách vỗ nhẹ trên mặt từ cằm lên trán rồi ngược lại. Động tác này thúc đẩy quá trình lưu thông máu hiệu quả.
Những lưu ý khi massage cho mẹ bầu tại nhà
Khi thực hiện massage cho bà bầu, người thực hiện cần chú ý những điểm sau để tránh việc ảnh hưởng đến mẹ và bé.
- Những người có tiền sử sinh non, có nguy cơ sinh non, có rối loạn đông máu và một vài bệnh trạng khác theo khuyến cáo của bác sĩ thì không nên massage, đặc biệt là massage vùng bụng.
- Không massage cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ vì thời điểm này thai nhi chưa ổn định, dễ xảy ra tình trạng sảy thai.
- Không nên massage trong khoảng thời gian quá dài hoặc quá nhiều lần trong một ngày, thời gian được cho là hợp lý là massage 4 lần 1 ngày, mỗi lần không quá 5 phút.
- Khi massage phải thật nhẹ tay, chậm rãi không ấn mạnh hay dùng lực tay quá mạnh.
- Massage theo chiều từ dưới lên trên.
- Dừng ngay việc massage nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như buồn nôn, choáng hay bất kỳ biểu hiện không thoải mái nào của cơ thể.
- Tiêu chí quan trọng nhất của việc massage cho bà bầu là không làm ảnh hưởng bất kì điều gì đến sự phát triển của thai nhi.
- Kết hợp massage bụng với massage các bộ phận khác trên cơ thể bà bầu như vai, lòng bàn chân, eo, lưng, những nơi hay bị ảnh hưởng của quá trình co cơ tạo cảm giác khó chịu cho bà bầu.
Có thể nói hiệu quả mà massage cho bà bầu đúng cách mang lại là vô cùng lớn, rất tốt cho mẹ và tạo sự ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển là lớn lên ngay ở trong bụng mẹ. Đừng quên ghé thăm Mẹ và bé 24h để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!