Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng thấp còi khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần. Vậy cần xây dựng thực đơn tăng cân cho bé 1-6 tuổi như thế nào để vừa đủ dinh dưỡng lại ngon miệng và hấp dẫn? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý thực đơn đa dạng cho bé mỗi ngày trong tuần. Chắc chắn bé yêu của bạn dù có biếng ăn đến đâu cũng bị kích thích ngay với những món ăn ngon và đẹp mắt này.
1. Một số loại thực phẩm nên dùng cho trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng
Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên thực đơn tăng cân cho bé 1-6 tuổi về cơ bản cần phải có đầy đủ các nhóm chất thiết yếu. Khẩu phần ăn đa dạng và đủ dưỡng chất sẽ giúp bé tăng cân và phát triển toàn diện. Dưới đây là các loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung vào thực đơn cho bé.
1.1. Thực phẩm giàu calo
Muốn bé tăng cân thì khẩu phần ăn không thể thiếu các thực phẩm chứa nhiều calo. Do đó trong thực đơn tăng cân cho bé 1-6 tuổi, các bậc phụ huynh nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm từ sữa bao gồm: Sữa mẹ, sữa béo, phô mai, váng sữa, sinh tố yaourt, kem tươi
- Trứng, bơ đậu phộng (với bơ đậu phộng, mẹ nên thử cho bé ăn ít một xem bé có dị ứng không)
- Các loại thịt: Thịt bò, thị gà, thịt lợn là những loại thực phẩm không thể thiếu cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân.
- Các loại trái cây: Thực đơn của bé từ 1-6 tuổi không thể thiếu trái cây. Do đó mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của bé một số loại trái cây như chuối, dưa hấu, bơ, xoài, nho, đu đủ,…Vừa giúp bổ sung vitamin vừa bổ sung chất xơ để hạn chế bị táo bón.
- Các loại dầu ăn như dầu oliu, mỡ từ động vật, các dầu thực vật khác. Đây là các chất dinh dưỡng không thể thiếu để bé từ 1-6 tuổi tăng cân tốt nhất.
1.2. Thực phẩm giàu protein
Bên cạnh các loại thực phẩm giàu calo và chất béo thì các loại thực phẩm giàu chất đạm cũng không thể thiếu trong thực đơn tăng cân cho bé 1-6 tuổi. Thực đơn của bé nên được bổ sung một số loại thực phẩm sau:
- Cá: Cá là thực phẩm rất dồi dào protein. Mẹ có thể chế biến cho bé các món ăn từ các hồi và cá mòi.
- Các loại hải sản, tôm, cá khác: Các loại thực phẩm này không chỉ giàu đạm mà còn bổ sung cho bé nhiều khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi,…
- Đậu phụ, sữa đậu nành: Đây cũng là thực phẩm có chứa nhiều chất đạm
- Các loại đậu khô như chana đen, kabuli chana, đậu lăng,…
- Một số loại ngũ cốc như yến mạch, hạt kê,..
- Các loại rau xanh giàu dinh dưỡng như rau bina, cải xoong, bí, bông cải xanh, đậu bắp,…
2. Tham khảo thực đơn tăng cân cho bé 1-6 tuổi dễ làm, đầy đủ dưỡng chất
Thực đơn được xây dựng đầy đủ dinh dưỡng vừa giúp bé cảm thấy ăn ngon miệng vừa giúp bé tăng cân và phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn chưa biết nên xây dựng thực đơn cho bé yêu nhà mình như thế nào thì có thể tham khảo một số thực đơn dưới đây:
Thực đơn cho ngày thứ Hai
Ngày thứ Hai, mẹ có thể nấu cho bé các bữa ăn như sau:
- Bữa sáng: Cho bé ăn súp cua và sữa
- Bữa phụ giữa buổi sáng: Rau câu dừa
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào, canh rau cải
- Bữa phụ buổi chiều: Bánh mì chấm sữa
- Bữa tối: Cơm, tôm rim, canh rau muống
- Bữa phụ trước khi đi ngủ: 1 ly sữa
Thực đơn cho ngày thứ Ba
Ngày thứ Ba, mẹ có thể thay đổi thực đơn để bé ăn ngon miệng hơn:
- Bữa sáng: Khẩu phần cho bữa sáng gồm bánh mì, trứng và sữa
- Bữa phụ giữa buổi sáng: 1 hũ sữa chua
- Bữa trưa: Cơm thịt rim, tôm, canh khoai, trái cây, sữa
- Bữa phụ buổi chiều: Bánh quy, nước ép trái cây
- Bữa tối: Cơm, thịt gà kho, canh mồng tơi nấu cua
- Bữa phụ trước khi đi ngủ: 1 ly sữa
Thực đơn cho ngày thứ Tư
Ngày thứ Tư, mẹ có thể biến tấu đi một chút với các món ăn rất dễ làm:
- Bữa sáng: 1 chén mì nấu với thịt băm và cải bó xôi, 1 ly sữa
- Bữa phụ giữa buổi sáng: 1 hũ sữa chua
- Bữa trưa: Cơm, canh bí nấu tôm, thịt bò xào đậu cove, dưa hấu
- Bữa phụ buổi chiều: 1 ly sữa công thức hoặc sữa tươi
- Bữa tối: Cơm, cá nục kho, canh cà chua trứng, rau xào, 1 trái chuối chín
- Bữa phụ trước khi đi ngủ: 1 ly sữa
Thực đơn cho ngày thứ Năm
- Bữa sáng: 1 chén súp thịt bò với khoai tây, phô mai
- Bữa phụ giữa buổi sáng: 1 hộp sữa tươi
- Bữa trưa: Cơm, canh cải nấu tôm, thịt viên sốt cà chua, 1 phần trái cây
- Bữa phụ buổi chiều: Bánh quy hoặc bánh bông lan
- Bữa tối: Cơm, trứng chiên thịt, canh bí đỏ thịt bò, chuối hoặc đu đủ chín
- Bữa phụ trước khi đi ngủ: 1 ly sữa
Thực đơn ngày thứ Sáu
Chắc chắn bé sẽ bị kích thích bởi thực đơn hấp dẫn dưới đây:
- Bữa sáng: Bánh mì, trứng ốp la với cà chua, sữa
- Bữa phụ buổi sáng: sữa đậu nành
- Bữa trưa: Cơm, cá thu kho, canh cua nấu rau dền, quả hồng xiêm
- Bữa phụ buổi chiều: Bánh quy và sữa
- Bữa tối: Cơm, mướp xào giá và gan gà, canh khoai môn, đu đủ chín
- Bữa phụ trước khi đi ngủ: 1 ly sữa
Thực đơn cho ngày thứ Bảy
Ngày thứ Bảy, mẹ nấu các món dưới đây chắc chắn bé biếng ăn cũng không thể khước từ
- Bữa sáng: Phở, 1 hộp sữa
- Bữa phụ buổi sáng: Thập cẩm trái cây trộn sữa chua
- Bữa trưa: Cơm, cá phi lê chiên giòn, canh thịt rau ngót
- Bữa phụ buổi chiều: Súp trứng gà
- Bữa tối: Cơm, thịt bò xào khoai tây, canh cua, thanh long
- Bữa phụ trước khi đi ngủ: 1 ly sữa
Thực đơn cho ngày Chủ Nhật
Ngày chủ nhật rảnh rỗi mẹ có thể chế biến cho bé các món ăn dưới đây:
- Bữa sáng: Bánh mì chấm bò kho
- Bữa phụ buổi sáng: 1 hộp váng sữa
- Bữa trưa: Cơm, thịt gà xào nấm, canh rau cải nấu cá rô đồng
- Bữa phụ buổi chiều: Súp khoai lang thịt bò
- Bữa tối: Cơm, thịt xào trứng với cà chua, canh thịt rau bina
- Bữa phụ trước khi đi ngủ: 1 ly sữa
3. Một vài lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng cân cho bé 1-6 tuổi
Bé từ 1 tuổi đến 6 tuổi còn khá nhỏ và rất dễ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Bởi vậy, khi xây dựng thực đơn cho bé, phụ huynh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Các món ăn nên được chế biến và trình bày một cách sáng tạo, đẹp mắt để tạo sự thu hút và hấp dẫn với bé. Món ăn nên được thêm vào các màu sắc tươi sáng, bắt mắt như màu đỏ của cà chua, màu cam của cà rốt, màu xanh của rau,…Món ăn có màu sắc đẹp sẽ có tác dụng kích thích vị giác của trẻ.
- Thực phẩm rắn nên được cắt thành những hình dạng ngộ nghĩnh để trẻ cảm thấy thích thú.
- Tùy vào độ tuổi mà cha mẹ điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để trẻ ăn được nhiều mà không bị chán.
- Thực đơn tăng cân cho bé 1-6 tuổi nên được thay đổi thường xuyên, đa dạng để bé ăn ngon miệng hơn.
- Thực đơn cần được áp dụng một cách linh hoạt. Cần chú ý quan sát bé khi ăn để lựa chọn thực phẩm và món ăn phù hợp với khẩu vị cũng như cơ địa của bé.
- Với bé 1-2 tuổi, các mẹ nên nấu cơm nát, thức ăn cần được băm nhỏ, nấu mềm để bé dễ nuốt.
- Bé từ 3-4 tuổi, có thể bổ sung gia vị vào món ăn với một lượng thích hợp.
- Bé 5-6 tuổi có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Ngoài ra nên tăng cường sữa và các loại thực phẩm từ sữa để bé phát triển cân nặng và chiều cao.
- Không nên cho trẻ ăn vặt những đồ ăn không lành mạnh giữa các bữa ăn theo lịch. Bởi đồ ăn vặt như kẹo, bimbim sẽ khiến bé không còn thèm ăn trong bữa chính.
- Không ép bé ăn thức ăn mới nếu bé không thích vì bé sẽ cảm thấy ghét chúng.
- Bạn hãy ăn đồ ăn với sự thích thú để nêu gương cho bé. Bé thấy bố mẹ, mọi người ăn ngon miệng sẽ muốn thử với các thức ăn đó.
- Không cho trẻ uống nước trước và trong bữa ăn bởi nước có thể khiến bé có cảm giác no và không ăn được nhiều thức ăn.
Lời kết
Trên đây Mevabe24h đã chia sẻ với các bố mẹ về thực đơn tăng cân cho bé 1-6 tuổi. Phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt để phù hợp với bé yêu của mình. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, bố mẹ cũng cần kết hợp cho trẻ vận động nhiều, ngủ đủ giấc. Như vậy sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng cân nặng và chiều cao cho trẻ.