Thế nào là thực đơn dinh dưỡng cho bé phát triển hiệu quả?

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của bé trong những năm đầu đời. Các mẹ nên tìm hiểu thực đơn dinh dưỡng cho bé phù hợp nhé.

Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ cho các bé, đặc biệt là những năm đầu đời. Thế nên, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu chế độ ăn hợp lý cho con. Vậy làm thế nào để xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé hợp lý và khoa học? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Tìm hiểu khái niệm thực đơn dinh dưỡng và khoa học cho trẻ

Những năm tháng đầu tiên của cuộc đời chính là giai đoạn các bé phát triển cực nhanh chóng. Đây là lúc con trẻ cần được chăm sóc tốt nhất và khoa học nhất để đáp ứng tốc độ tăng trưởng. Hiểu được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng, các mẹ cần chuẩn bị nhiều thực đơn với mức độ dinh dưỡng khác nhau tại mỗi thời điểm phát triển khác nhau. Một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quyết định để các bé luôn mạnh khỏe và phát triển nhanh chóng. 

Thực đơn dinh dưỡng cho bé cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng
Thực đơn dinh dưỡng cho bé cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng

Vậy thực đơn như thế nào là đầy đủ dinh dưỡng? Đó chính là một thực đơn với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và cân đối. Đủ chất chính là khi thiết kế món ăn cho bé cần phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất đạm (thịt, cá và trứng), tinh bột (gạo, các loại khoai,…), chất béo (dầu, mỡ), sữa và các sản phẩm từ sữa, vitamin và khoáng chất cần thiết. 

Bên cạnh các nhóm chất đó thì các mẹ cũng nên cân đối hàm lượng các chất. Dinh dưỡng cho bé cũng nên được thiết kế dựa trên những nguyên tắc dinh dưỡng như người lớn. Thế nhưng, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì lượng chất hấp thụ cũng sẽ khác nhau. Do đó, các mẹ cần thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bé phù hợp. 

2. Các nhóm chất cần thiết khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé

Tinh bột

Đây là nhóm chất thiết yếu cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ và phát triển đầy đủ. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao là gạo, bánh mì, các loại khoai, ngô,…

Chất đạm

Protein hay đạm là nhóm chất có nguồn gốc từ động vật (như sữa, trứng, thịt, cá,…) và thực vật (như các loại hạt, đậu,…). Chất đạm là thành phần quan trọng không thể thiếu trong các bữa ăn dinh dưỡng mỗi ngày để giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não. 

Đây là nhóm chất chứa nhiều trong các loại thực phẩm và có khá nhiều cách chế biến để không phân hóa đạm thành các chất khác. Thế nên, các mẹ nên lưu ý bổ sung đầy đủ nhóm chất này cho trẻ với tỷ lệ cân đối, ưu tiên những loại protein có nguồn gốc từ động vật. 

Chất béo

Đây cũng là nhóm thực phẩm có khả năng cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ và là nhóm chất chính để hình thức cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và não. Chất béo còn là dung môi có khả năng hòa tan và tăng cường sự hấp thụ các nhóm chất vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. 

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà nhu cầu nạp chất béo cũng thay đổi. Với thực đơn dinh dưỡng cho bé, các mẹ nên ưu tiên sử dụng những loại chất béo không bão hòa và tốt cho cơ thể như dầu thực vật, dầu oliu, dầu từ các loại hạt, cá biển,… Và nên hạn chế sử dụng các loại chất béo chuyển hóa, có nhiều trong các thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh,…

Nhóm vitamin và các khoáng chất

Trong trái cây và rau xanh như cam, quýt, bưởi, cà chua, bông cải xanh,… chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất. Mặc dù cơ thể chỉ cần hấp thụ ít nhóm chất này nhưng vẫn vô cùng quan trọng để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn. 

Các mẹ cần phải cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não
Các mẹ cần phải cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não

Nhóm sữa

Sữa và thực phẩm làm từ sữa chính là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng lớn protein và canxi. Do đó, sữa cực kỳ tốt và cần thiết cho trẻ, đặc biệt là giúp phát triển chiều cao. Trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bé, các bậc ba mẹ nên điều chỉnh hàm lượng sữa thích hợp cho con để phù hợp với độ tuổi và nhu cầu. 

3. Một vài nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé

Để có thể thiết kế một chế độ ăn hợp lý và khoa học cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

3.1. Sử dụng tháp dinh dưỡng

Để mỗi bữa ăn hàng ngày của bé đầy đủ chất, bố mẹ có thể căn cứ vào tháp dinh dưỡng. Mô hình tháp có đầy đủ tất cả các nhóm chất để mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp và không bỏ sót nhóm chất nào. Có rất nhiều loại tháp dinh dưỡng phụ thuộc vào từng đối tượng và từng độ tuổi. Do đó, các mẹ nên lưu ý và sử dụng loại tháp dinh dưỡng phù hợp để xây dựng chế độ ăn hợp lý. 

3.2. Thay đổi đa dạng món ăn và nguồn thực phẩm

Để kích thích niềm đam mê ăn uống của trẻ trong từng bữa ăn, các mẹ nên thường xuyên chế biến nhiều món ăn và sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, lưu ý là vẫn phải đảm bảo thực đơn dinh dưỡng cho bé đầy đủ và cân bằng các nhóm chất cần thiết. Việc thay đổi món ăn giúp bé không bị chán ăn và luôn chờ đợi mỗi bữa ăn. 

3.3. Trang trí các món ăn bắt mắt

Trẻ em là độ tuổi dễ bị thu hút bởi nhiều màu sắc và hình dạng kì lạ. Thế nên, một bí quyết nhỏ là bố mẹ nên trang trí món ăn nhiều màu sắc, sinh động và bắt mắt. Một bữa ăn đầy đủ chất và đẹp mắt sẽ khiến các bé hứng thú hơn trong quá trình ăn uống. 

Trang trí món ăn bắt mắt sẽ khơi dậy sự hứng thú trong mỗi bữa

3.4. Xây dựng thực đơn phù hợp với từng bé

Tùy thuộc vào tình trạng của từng bé mà các mẹ nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ. Đối với những bé có thể trạng bình thường thì chỉ cần áp dụng đúng nguyên tắc “cân đối và đầy đủ” trong chế độ dinh dưỡng. Còn với những bé biếng ăn, suy dinh dưỡng thì bố mẹ phải bổ sung các nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và tăng dần lượng calo mỗi ngày trong các bữa ăn. 

Khi bắt đầu thiết kế thực đơn cho các bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên áp dụng nguyên tắc bắt đầu từ bữa ăn ngọt đến mặn, ăn loãng đến đặc. Bởi vì ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của các bé chưa thực sự ổn định và phát triển hoàn thiện. 

Các mẹ cũng nên chú ý hạn chế các thức ăn được chế biến sẵn, thức uống có ga và không nên xay nhuyễn thức ăn quá nhiều. Ngoài ra, các mẹ nên chú ý chia nhiều bữa ăn trong ngày để trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. 

4. Một vài thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng

Đối với những bé biếng ăn và suy dinh dưỡng, các mẹ cần phải đặc biệt lưu ý để thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bé phù hợp. Nên chia thành nhiều bữa ăn, ngoài các bữa chính thì bổ sung thêm nhiều bữa ăn phụ là điều cần thiết để giúp trẻ bớt biếng ăn. Ngoài ra, để giúp trẻ tăng trưởng tốt, chế độ ăn cần phải bổ sung thêm nhiều nhóm chất cung cấp năng lượng, nhiều protein và glucid,… 

Mẹ nên thiết kế một chế độ ăn hợp lý và khoa học để trẻ biếng ăn bắt kịp tốc độ phát triển

Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn khoa học và hợp lý mà các mẹ có thể tham khảo cho bé mà vẫn đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé. 

4.1. Thực đơn dành cho những bé suy dinh dưỡng trong độ tuổi từ 12 đến 24 tháng

  • Bữa sáng: 200ml sữa bổ sung năng lượng đầu ngày
  • Bữa phụ: bổ sung cháo thịt rau. Có thể nấu 30g gạo, 50g thịt như tôm, cá, cua, 1 quả trứng, 20g – 30g rau mồng tơi hay rau ngót,…
  • Bữa trưa: 200ml sữa ngoài hoặc sữa mẹ
  • Bữa xế: bổ sung thêm trái cây, có thể là đu đủ, bơ, chuối
  • Bữa tối: nấu cháo thịt rau như bữa phụ

4.2. Thực đơn dành cho những bé suy dinh dưỡng trong độ tuổi từ 25 đến 36 tháng

  • Bữa sáng: 200ml sữa bổ sung năng lượng đầu ngày
  • Bữa trưa: có thể cho bé ăn cơm nát và thịt, canh rau. Các mẹ nấu 70g gạo, 50g thịt tôm, cua, cá hay thịt heo, thịt bò, 1 quả trứng, 100g rau như mồng tơi, rau dền, rau ngót, 5g dầu mỡ
  • Bữa xế: có thể nấu cháo đậu xanh với thịt. Bao gồm: 30g gạo, 50g thịt, 10ml dầu, 20g đậu xanh
  • Bữa chiều: cho bé ăn cơm nát, canh rau củ quả và 1 quả trứng
  • Bữa tối: bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé với 200ml sữa tươi và 1 bát canh hầm

Bài viết này đã chia sẻ tất tần tật các thông tin cần thiết để xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé. Ở giai đoạn phát triển đầu đời, bé cần một chế độ ăn uống hợp lý, cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng trưởng toàn diện. Hy vọng rằng, các mẹ sẽ có thêm kiến thức đúng đắn và xây dựng thực đơn cho bé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *