Thực đơn ăn dặm cho bé được xây dựng cần chú ý rất nhiều tiêu chí khác nhau nhằm chọn được món ăn phù hợp, dinh dưỡng cho bé.
Thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào mới đủ chất, ngon miệng luôn là trăn trở của nhiều mẹ bỉm sữa. Là thời điểm bé cần nạp nhiều dinh dưỡng để phát triển nên các mẹ càng lo lắng hơn. Để tạo được một thực đơn khoa học, kích thích bé ăn nhiều thì bạn cần hiểu và nắm rõ các vấn đề khi xây dựng thực đơn. Điều này sẽ được giới thiệu chi tiết ngat trong bài viết dưới đây.
1. Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm từ tháng mấy?
Phần lớn các mẹ đều biết trẻ có thể ăn dặm khi bước sang tháng tuổi thứ 6. Tuy nhiên, việc cho trẻ tập ăn dặm sớm hơn là hoàn toàn có thể. Theo đó, mẹ có thể cho bé thỉnh thoảng tập ăn dặm khi được 4 tháng tuổi. Các giai đoạn được phân chia cụ thể là:
- Trẻ 4 tháng tuổi: Đây là thời điểm trẻ dần làm quen với việc ăn dặm. Bé vẫn bú sữa mẹ là chủ đạo nhưng thỉnh thoảng sẽ có thêm các bữa ăn dặm.
- Trẻ hơn 5 tháng tuổi: Lúc này trẻ bắt đầu vận động và tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Mẹ nên tăng số lần ăn dặm để bé được bổ sung thêm các dưỡng chất cần thất. Sữa mẹ lúc này chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu năng lượng từ cơ thể bé.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi: Thời điểm này mẹ có thể cho bé ăn dặm là chủ đạo. Các loại thực phẩm dùng cho bé phải đảm bảo sạch, tươi vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn yếu. Mặt khác, sữa mẹ ở giai đoạn này cũng ít protein hơn rất nhiều. Vậy nên việc chỉ bú sữa mẹ sẽ khiến bé nhanh đói, không đủ dinh dưỡng để phát triển.
Một lưu ý nhỏ cho các mẹ bỉm là việc để trẻ ăn dặm sớm cần có sự hướng dẫn của chuyên gia. Việc tự động quyết định rất có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, sự phát triển của bé.
2. Khối lượng thức ăn phù hợp cho trẻ
Để trẻ ăn khỏe, ăn ngon, khi làm thực đơn ăn cho bé, mẹ cần chú trọng đến khối lượng thức ăn. Tùy vào từng giai đoạn, nhu cầu nạp năng lượng của bé sẽ khác nhau. Dưới đây là những mốc thời gian mẹ có thể tham khảo:
- Từ 4 đến 6 tháng tuổi: Đây là thời điểm bé mới tập ăn dặm. Vậy nên khối lượng thức ăn mỗi bữa cho bé không cần quá nhiều. Khi trẻ đói, mẹ có thể cho bé ăn hoặc 5ml – 10ml thực món ăn dặm. Trung bình một ngày, bé có thể ăn từ 30ml- 45ml từng loại thực phẩm kết hợp với uống sữa.
- Từ 7 tháng tuổi trở đi: Mẹ cần đẩy mạnh bữa ăn dặm cho bé trong khoảng thời gian này. Khối lượng thức ăn nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Tổng lượng thức ăn của bé lớn hơn thời kỳ tiền ăn dặm một chút. Mẹ có thể kết hợp nhiều loại thức ăn nghiền nhuyễn nhưng vẫn phải đảm bảo cân bằng bốn nhóm chất: bột đường, protein, vitamin xơ, chất béo.
3. 5 điều cần biết khi lên thực đơn ăn dặm cho bé
Lên thực đơn ăn dặm cho bé không phải một chuyện đơn giản. Vì bé trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện nên rất khó tính. Khả năng giao tiếp, biểu đạt với cha mẹ chưa rõ ràng nên rất khó để biết bé thích gì, ghét gì. Tuy nhiên, dù chọn bất kỳ món ăn nào thì mẹ cũng cần đảm bảo 5 tiêu chí dưới đây:
- Các loại thức ăn cần được nấu chín và nghiền nhỏ, nguyễn ra cho bé dễ ăn, tiêu hóa. Các loại rau, củ nên hấp để tránh làm mất chất dinh dưỡng. Khi bé trên 10 tháng tuổi, mẹ có thể cắt nhỏ thay vì nghiền nhuyễn cho bé.
- Nên kết hợp các loại thức ăn với nhau nhằm đảm bảo đủ chất mà vẫn giúp bé ăn ngon miệng. Các món cháo, bột kết hợp rau củ quả, thị nghiền là lựa chọn phù hợp.
- Đảm bảo các thực phẩm sử dụng sạch, tươi, có nguồn gốc xuất xứ roàng. Vì hệ tiêu hóa của trẻ rất kém nên dùng các loại rau, củ, thịt không đảm bảo chất lượng có thể khiến bé gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
- Nên cho bé ăn đúng giờ để tạo cho bé thói quen cũng như có sự phân bố tiêu hóa thức ăn khoa học. Điều này rất tốt với việc hấp thụ và duy trì năng lượng hoạt động trong ngày của bé.
- Hãy tạo hứng thú ăn uống cho bé bằng việc tạo thức ăn thành các hình thù ngộ nghĩnh hay các loại bát, thìa ăn đáng yêu.
6. Cho bé ăn dặm cần tránh điều gì?
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé đòi hỏi sự kiên nhẫn và không ngừng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé. Vậy nên, để bé dễ ăn và không làm lệch chế độ tiếp thu dinh dưỡng khoa học của bé, mẹ nên tránh các điều sau:
- Không vội vàng thúc bé ăn nhanh. Nếu bé không muốn ăn hoặc đã no, mẹ có thể thôi không cho bé ăn nữa.
- Cho bé ăn mà không để ý đến phản ứng của bé, từ đó không biết bé dị ứng hay khó chịu với loại thức ăn nào.
- Cho bé ăn thức ăn quá nóng làm bỏng lưỡi, nguy hiểm khi bé vô tình chạm vào hay làm đổ
- Dùng nhiều gia vị cho bé ăn như khi nấu cho gia đình. Thực tế, cơ thể bé vẫn chưa thể tiêu hóa tốt các loại gia vị nên mẹ cần chú ý.
- Ngừng hẳn việc cho con bú sữa mẹ. Điều này là không nên vì chúng rất cần thiết cho bé vào bữa phụ để bổ sung dinh dưỡng.
7. Bỏ túi hơn 30 món ngon làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé
Nếu mẹ còn băn khoăn không biết lựa chọn những món ăn dặm nào cho bé thì dưới đây là sự kết hợp tạo ra hơn 30 món ngon bổ mà mẹ có thể tham khảo là:
- Trộn sữa công thức hoặc bột quấy với những loại rau củ như bí đỏ, cà rốt, khoai lang hay chất béo như bơ được nghiền nhuyễn
- Kết hợp giữa rau xanh và các loại củ, đậu như: cải bó xôi cắt nhỏ với khoai tây nghiền, su su xay nhuyễn nấu cháo đậu xanh, cháo nấu cà rốt, khoai tây xay nhuyễn, …
- Các loại cháo nấu với thịt và rau như: cháo bí đỏ thì bò xay, cháo rau ngót tim cật, cháo chim bồ câu, cháo cá hồi, cháo tôm bí đỏ, …
- Cháo từ các loại hạt như cháo yến mạch nấu với bơ nghiền, sữa công thức, cháo hạt sen nghiền, cháo hạt kê nghiền, …
- Các loại hoa quả nghiền nhuyễn cho bé hoặc kết hợp với các món ăn nhẹ khác, …
Thực đơn ăn dặm cho bé sẽ không khó nếu mẹ tìm hiểu và nghiên cứu kỹ dựa trên biểu hiện của bé. Trên đây là những chú ý khi xây dựng thực đơn cũng như một vài món ngon bổ dưỡng mẹ có thể nấu cho bé thưởng thức và tập ăn dặm.