Thai 14 tuần đã phát triển đến mức nào rồi và mẹ bầu có những thay đổi ra sao? Mọi thắc mắc của mẹ sẽ có trong bài viết ngay sau đây của chúng tôi.
Mang thai chắc chắn là một niềm vui đối với các mẹ bầu. Từ khi biết có một sinh linh bé nhỏ tồn tại trong cơ thể mình cho đến khi sinh ra đó là một quá trình của sự hồi hộp xen lẫn niềm vui và cả sự háo hức. Từng mốc thời gian mẹ lại muốn biết con của mình đã có sự phát triển như thế nào rồi và cơ thể mẹ thay đổi ra sao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một mốc phát triển khá quan trọng đó chính là khi thai 14 tuần. Nếu mẹ đang trong những ngày này thì đừng bỏ qua nhé.
1. Thai 14 tuần tuổi phát triển thế nào?
Thai 14 tuần đó là lúc mà con đã có sự thay đổi rõ rệt ở phần mắt của mình. Mắt con có thể thực hiện được những chuyển động nhờ vào phần cơ. Bên cạnh đó, con cũng đã dần hình thành phản xạ nuốt. Mặc dù nước ối bao xung quanh con chỉ khoảng 1 tách nhưng cũng đủ để bảo vệ con. Và dung dịch này sẽ được con nuốt vào cơ thể đông thời thải ra như khi đi tiểu bình thường.
Trong tuần thai thứ 14 này, con đã có thể đạt được chiều dài 8 – 9 cm tính từ đầu tới mông. Cân nặng chỉ khoảng 43g. Phần cổ của con đã dần định hình, chính vì thế mà phần đầu cũng không còn bị dính liền với hai bả vai nữa.
Những sợi lông tơ bắt đầu mọc trên mặc của con thậm chí là hình thành bao quan cơ thể để bảo vệ thai nhi. Những sợi lông này sẽ tự rụng trước khi mà con chào đời.
Tim của con bắt đầu đập với số nhịp bằng một nửa nhịp tim của mẹ. Với mức độ này đã đủ mạnh để chúng ta có thể phát hiện và nghe thông qua việc siêu âm. Từ thời điểm này khi đi siêu âm là mẹ đã có thể được nghe thấy nhịp tim của thai nhi rồi đó.
Con cũng hình thành các nét mặt tương tự như người bình thường từ 14 tuần trở đi. Bao gồm: cau có, giận giữ, vui vẻ, lo lắng… Tiếp đó là bộ phận sinh dục của con sẽ bắt đầu hình thành ở cột mốc này.
2. Những chỉ số của em bé khi siêu âm thai 14 tuần
Khi đi siêu âm, mẹ có thể thấy một số chỉ số của thai 14 tuần như sau:
- Chỉ số BPD hay còn gọi là đường kính lưỡng đỉnh có nghĩa là đường lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu của em bé. Chỉ số này sẽ dao động trong khoảng từ 19-31mm và đạt mức trung bình là 25mm.
- Chỉ số FL là chiều dài xương đùi của con. Chỉ số này sẽ được bắt đầu tính từ tuần thai thứ 14. Lúc này, chiều dài xương của bé nhà bạn có thể đạt khoảng 14mm.
- Chỉ số CRL là chiều dài đầu mông. Thai 14 tuần sẽ đạt được chỉ số này là khoảng 87mm. Nếu mẹ quan sát khi siêu âm thì sẽ thây con hơi duỗi chân rồi đó.
- Chỉ số HC là chu vi đầu của con. Chỉ số này khi ở tuần 14 sẽ đạt khoảng từ 91- 103mm, thường thì sẽ là 97mm.
- Chỉ số AC chính là chu vi vùng bụng của thai nhi. Chúng sẽ dao động từ 72 – 104mm và trung bình là 88mm.
3. Cuộc sống mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 14?
Khi thai nhi có sự phát triển thì chắc chắn cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi, cuộc sống của mẹ cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Cụ thể đó là:
3.1. Mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ 2
Chào mừng mẹ đến tam cá nguyệt thứ 2 khi thai 14 tuần. Chắc chắn nhiều mẹ bầu rất mong chờ cột mốc này phải không nào bởi chúng ta đang đến với những ngày vô cùng tốt đẹp. Cơ thể mẹ đã cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Không còn bị những cơn ốm nghén hoành hành cũng chẳng còn quá căng thẳng với các yếu tố nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như 3 tháng đầu nữa.
Vào thời điểm này, mẹ nên có sự vận động nhẹ để tái tạo năng lượng cho cuộc sống trở nên năng động hơn. Nếu mẹ cảm thấy cơ thể mình quá lười biếng từ lúc bắt đầu mang thai đến giờ thì hãy bắt đầu ngay nhé.
3.2. Đau dây chằng tử cung
Đau dây chằng tử cung là hiện tượng khá phổ biến do sự phát triển của từ cung trong thời kỳ mang bầu. Cảm giác đau này sẽ tăng dần theo sự phát triển của thai kỳ. Khi mẹ bầu bị đau sẽ thấy thỉnh thoảng hai bên của bụng nhói hoặc đau nhức. Và chúng sẽ bắt đầu xuất hiện khi thai 14 tuần.
Tử cung được hỗ trợ bởi các bó dây chằng chạy dài từ háng lên phía bên của bụng. Khi chúng phát triển lớn thì các dây chẳng cũng sẽ bị kéo dài và mỏng ra. Trọng lượng thai nhi càng lớn thì dây chằng tử cung càng bị kéo căng từ đó xuất hiện các cơn đau này.
Chúng sẽ xuất hiện khi mẹ thay đổi vị trí một cách đột ngột hoặc bị ho. Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này đó là mẹ đặt chân lên cao và chọn cho mình một tư thế thoải mái để nghỉ ngơi.
3.3. Những vấn đề về sức khỏe của mẹ trong tuần thai thứ 14
Mặc dù không còn bị những cơn nghén hành hạ nhưng mẹ bầu vẫn sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khác nhau trong thời điểm thai 14 tuần này. Ví dụ như bị cảm lạnh, cúm và nhiều sự cố khác. Bởi hệ miễn dịch của mẹ đang bị suy giảm khá nhiều để có thể giữ thai nhi khỏi bị đào thải khi bé xuất hiện.
Cách tốt nhất để ngăn chặn sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn đó chính là mẹ bầu nên rửa tay thường xuyên, không dùng chung các loại đồ uống, thức ăn cũng như bàn chải đánh răng. Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh.
Nếu nghi ngờ mình bị mắc bệnh nào đó thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị một cách phù hợp nhất. Không nên tự ý dùng thuốc sẽ rất nguy hiểm. Chỉ sử dụng các loại thuốc mà các bác sĩ kê đơn để không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai ở tuần 14
Thai 14 tuần để phát triển một cách toàn diện, mẹ bầu hãy tham khảo một số nguyên tắc sau đây:
- Chế độ dinh dưỡng: Đây là thời điểm mà em bé của mẹ đang trong quá trình tăng cường tái tạo tế bào máu cũng như hoàn thiện các cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì thế, chế độ dinh dưỡng là điều mà mẹ cần đặc biệt quan tâm. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm có chứa sắt, đạm cholesterol không béo, vitamin A, D, C ví dụ như: tôm, cua, cá, lạc, vừng,…
- Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng: Chọn các bộ môn vận động nhẹ như đi bộ thư giãn hoặc yoga, bơi lội để tập luyện. Chúng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ, tăng cường sự dẻo dai, sức bền để chuẩn bị cho sinh nở.
- Thai giáo: Giác quan của con đang bắt đầu hình thành trên cơ thể con. Thông qua các bài tập thai giáo đơn giản ở tuần 14 mẹ có thể rèn luyện chúng. Đặc biệt là các bài tập thai giáo đối với thai 14 tuần.
Có thể thấy thai 14 tuần là một dấu mốc khá quan trọng mà mẹ không nên bỏ qua. Hãy lắng nghe cơ thể để có sự điều chỉnh phù hợp nhất nhé.