Sinh thường và sinh mổ luôn là những lựa chọn khiến các chị em đau đầu? Các chị em cần hiểu rõ về những thuận lợi và bất cập của hai hình thức sinh này để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Hiện nay, giữa sinh thường và sinh mổ vẫn luôn là lựa chọn khó khăn đối với các chị em. Vậy theo bạn đâu là phương pháp sinh giúp bé chào đời một cách khỏe mạnh và an toàn nhất. Trên thực tế cả phương pháp sinh thường theo quy luật tự nhiên hay sinh mổ đều có những thuận lợi và bất lợi riêng. Vì vậy hãy cùng mevabe24h.com tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Những trường hợp mẹ được chỉ định phải sinh mổ
Trong giai đoạn mang thai, cả mẹ và bé đều cần được đảm bảo an toàn. Do vậy, khi đến giai đoạn bé chào đời tất cả mọi người bao gồm gia đình sản phụ và y bác sĩ đều sẽ cân nhắc, cẩn trọng để quyết định xem mẹ phải sinh mổ hay không. Những trường hợp cụ thể sẽ bao gồm:
- Sản phụ mang bầu đa thai
- Sản phụ bị tiểu đường, huyết áp cao
- Mắc những bệnh nguy hiểm dễ lây qua đường máu như HIV, nấm,…
- Siêu âm thấy đầu bé quá to hoặc đang trong tư thế quay mông ra thay vì quay đầu trước khi sinh,…
Ngoài ra, còn có những trường hợp mẹ được chỉ định mổ sinh do một vài tình huống khẩn cấp, có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé nếu không mổ. Ví dụ, trong quá trình sinh thường, quá trình chuyển dạ khó khăn khiến em bé bị thiếu oxy.
Có những trường hợp thai phụ muốn được sinh mổ vì một vài lý do cá nhân như: họ muốn sinh theo kế hoạch đã đề ra hoặc trước đó đã từng sinh thường nhưng quá phức tạp khiến sản phụ không dám sinh thường nữa.
Sinh mổ nhìn chung khá an toàn. Tuy nhiên, chúng vẫn ẩn chứa những rủi ro nhất định bởi đây là một cuộc đại phẫu với hai vết cắt lớn ở bụng và tử cung. Thông thường các mẹ sinh mổ lần 1 thì đến lần 2 cũng sẽ sinh mổ.
2. Sinh thường và sinh mổ – những điểm thuận lợi và bất lợi
Để có được quyết định rằng bạn sẽ sinh thường hay sinh mổ, hãy theo dõi những phân tích dưới đây để đưa ra được những lựa chọn đúng đắn nhất nhé!
2.1. Sinh thường
- Đối với mẹ
- Thuận lợi khi sinh thường: Việc chuyển dạ qua âm đạo thường diễn ra khá lâu, đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn và đau đớn. Tuy nhiên, hình thức sinh thường này vẫn mang lại những thuận lợi nhất định:
- Thời gian ở lại viện ít hơn
- Hiện tượng nhiễm trùng vết mổ hay bị dị ứng với thuốc, để lại sẹo trên vùng bụng sẽ không xảy ra.
- Chịu ít đau đớn hơn so với sinh mổ, thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.
- Sớm được ôm em bé để cho bú sớm.
- Bất lợi khi sinh thường: Bên cạnh những thuận lợi nhất định, các mẹ có thể gặp phải những bất lợi như:
- Có nguy cơ bị rạch “tầng sinh môn” cao, nên sẽ để lại vết đau trong một khoảng thời gian.
- Sản phụ có thể bị suy yếu vùng cơ sàn chậu sau sinh.
- Quá trình chuyển dạ trước sinh diễn ra khá vất vả và đau đớn.
- Đối với em bé
- Thuận lợi: Việc mẹ sinh thường giúp bé nhận được những lợi ích sau.
- Bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với mẹ ngay sau khi sinh.
- Được bú mẹ sớm.
- Ít khi xuất hiện những bệnh về đường hô hấp.
- Bé được trợ tăng cường hệ miễn dịch do đã tiếp xúc với những vi khuẩn có lợi trong âm đạo của bé.
- Bất lợi:
- Bé có khả năng bị tổn thương mạnh do da đầu bầm tím hay gãy xương đòn trong trường hợp kích thước quá lớn.
- Trong trường hợp thời gian chuyển dạ của mẹ quá lâu có thể khiến bé bị thiếu oxy.
2.2. Sinh mổ
- Đối với mẹ
- Thuận lợi: Gần như việc sinh mổ không có quá nhiều lợi ích cho mẹ. Mặc dù đây là sự can thiệp của y tế trong những trường hợp đặc biệt.
- Mẹ nắm được rõ lịch sinh để chuẩn bị.
- Mẹ không phải trải qua quá trình chuyển dạ đau đớn như sinh thường.
- Bất lợi: Việc sinh mổ của mẹ sẽ phải trải qua khá nhiều điểm bất lợi:
- Mẹ phải ở lại bệnh viện nhiều thời gian hơn sau khi mổ sinh.
- Có khả năng sẽ bị chảy máu ở vết mổ hoặc nhiễm trùng, sẹo, dị ứng thuốc tê, gây mê,…
- Mẹ thường bị đau nhiều sau khi sinh, hơn sinh thường.
- Không thể bế và cho bé bú ngay khi sinh xong.
- Gặp tình trạng bị tổn thương ruột và bàng quang khi phẫu thuật.
- Tại vết mổ, mẹ thường bị đau và ngứa mất một khoảng thời gian sau sinh.
- Mẹ sinh mổ lần đầu thông thường những lần sau cũng sẽ được chỉ định sinh mổ.
- Bị tăng nguy cơ dẫn đến nhau tiền đạo hoặc nhau bong non. Ngoài ra, những biến chứng khác có thể xuất hiện như rách, vỡ tử cung tại lần thai kỳ tiếp theo.
- Đối với em bé
- Thuận lợi: Thông thường trường hợp bé bị quá to hoặc cần can thiệp những biện pháp y tế thì sinh mổ chính là một giải pháp an toàn. Bởi bác sĩ sẽ biết cách can thiệp đúng lúc để không làm ảnh hưởng đến bé.
- Bất lợi: Giống mẹ, bé khi chào đời bằng phương pháp sinh mổ thường sẽ gặp phải những bất lợi cố định:
- Dễ bị mắc những bệnh có liên quan đến hô hấp, hen suyễn.
- Không được củng cố hệ miễn dịch tốt như sinh thường.
- Phải đợi một thời gian lâu hơn để được bú mẹ.
- Đến tuổi trưởng thành, em bé sinh mổ thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi căn bệnh tiểu đường chính là nguyên nhân khiến mẹ được bác sĩ chỉ định sinh mổ.
Trên đây là bài viết về những điểm bất lợi và thuận lợi của hai hình thức sinh thường và sinh mổ. Cho dù sinh bằng cách nào, cũng nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để cả mẹ và bé được an toàn và đảm bảo sức khỏe. Hy vọng các sản phụ và em bé đều sẽ mẹ tròn con vuông cho dù lựa chọn sinh như nào.