Các mẹ bầu và gia đình thường bâng khuâng về vấn đề sinh thường hay sinh mổ. Theo khảo sát thì nhiều ý kiến cho rằng việc sinh mổ gây nhiều tổn hại đến bé như suy giảm miễn dịch hay việc ảnh hưởng đến mẹ sau này. Mặc khác, cũng có ý kiến về sinh thường sẽ khiến mẹ mất sức và khó khăn hơn khi sinh, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Thật ra, tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sinh phù hợp. Hiện nay, phương pháp sinh mổ được áp dụng nhiều hơn bởi còn nhiều hạn chế và gặp nhiều trường hợp khó sinh. Vậy, đâu là những ưu, nhược điểm của hai phương pháp này để mẹ bầu và gia đình cân nhắc sinh thường hay sinh mổ?
Về vấn đề chỉ trả cho các khoản của bệnh viện
Sinh thường | Sinh mổ |
Chi phí thấp | Chi phí cao |
Tiền chi phí cho thuốc giảm đau, kháng sinh rất ít | Tiền chi phí cho thuốc giảm đau, kháng sinh nhiều |
Tiền phòng, tiền chăm sóc ít hơn do thời gian nằm viện trung bình 3 ngày | Tiền phòng, tiền chăm sóc nhiều vì thời gian nằm viện trung bình 5 ngày |
- Những ưu nhược điểm của sinh thường
Sinh thường là phương pháp sinh theo tự nhiên, thai nhi được ra ngoài thông qua ống sinh của mẹ. Phương pháp này thường có sự hướng dẫn của đội ngũ nhân viên y tế. Những trường hợp có thể áp dụng sinh thường:
- Sức khỏe của mẹ tốt có thể rặn, hít thở đều
- Không có cản trở trên đường thoát của thai nhi
- Sức khỏe thai nhi có thể đủ để vượt qua ống sinh sản: không bị sa dây rốn, không suy thai
- Thai nhi không quá to, không quá 4000g
Ưu điểm:
- Sau khi sinh thường các người mẹ thường phục hồi sức khỏe nhanh hơn, có thể chăm sóc con và cho con bú liền, duy trì được nguồn sữa.
- Giúp giảm lượng máu mất và hạn chế ứ sản dịch do tử cung co hồi tốt trong quá trình sinh thường.
- Có thể bú sữa mẹ trong những giờ đầu mà bé không bị hạ đường huyết, giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt cho sau này
- Khi sinh thường qua đường âm đạo của mẹ, bé tiếp xúc với các vi sinh vật có lợi, kích thích hệ miễn dịch trong bé
- Nhờ vào sức ép của đường sinh giúp bé đẩy các dịch ra phổi nhiều hơn sinh mổ, hạn chế các bệnh về hô hấp.

Nhược điểm:
- Trong quá trình sinh thường, mẹ sẽ bị áp lực tâm lý, vì phải chịu những cơn đau và lo nghĩ khi nào mới hết chuyển dạ.
- Có thể gây ra một số ảnh hưởng đến vùng sàn chậu, dẫn đến đi tiểu không tự chuẩn, bị trĩ sau khi sinh.
- Một số sản phụ không chịu được những cơn đau.
- Nếu xảy ra vấn đề hay mẹ không đủ sức rặn lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, không thể sử dụng các phương pháp sinh khác. Điều buộc bác sĩ phải thực hiện các biện pháp bổ trợ có thể gây tổn thương đến thai nhi.
2 Những ưu nhược điểm sinh mổ
Phương pháp sinh mổ nhằm khắc phục những ca khó sinh, được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên ngành với thuốc gây mê và kháng sinh. Thường sử dụng trong các trường hợp:
- Mổ lấy thai chủ động
- Khung xương chậu hẹp, méo
- Đường ra của thai bị cản trở: Rau tiền đạo, u buồng trứng nằm sâu trong tiểu khung,…
- Người mẹ không đủ sức, bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén
- Âm đạo bị chít hẹp bẩm sinh hay bị rách không được khâu phục hồi tốt.
- Suy thai cấp, thai bị sinh dinh dưỡng nặng, bất đồng nhóm máu
- Mẹ bị chảy máu âm đạo
- Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, thai to, ngôi thai bất thường, thai già tháng, đa thai.
Ưu điểm:
- Mẹ không phải trải qua nỗi đau chuyển dạ, chỉ mất 30 để mổ bé ra
- Có thể chủ động trong sinh sản, thời gian sinh và tâm lý tốt
- Trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn thì vẫn đảm bảo an toàn cho bé
- Khi gặp các trường hợp nguy cơ thì sinh mổ là phương pháp an toàn cho mẹ và bé
- Khi quá trình mổ gặp vấn đề thì vẫn dễ khắc phục, đặc biệt khi bé gặp nguy hiểm, vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra nhanh chóng.

Nhược điểm:
- Có những tác dụng phụ hay gây tai biến cho sản phụ.
- Lượng máu mất cho lần sinh mổ nhiều, tăng tỷ lệ mắc phải băng huyết sau sinh cao hơn
- Vết sẹo mổ ảnh hưởng tới lần mổ sau và gây mất thẩm mỹ
- Vì là mổ ở phần bụng nên có thể xuất hiện các trường hợp mắc phải các bệnh như xuất huyết, nhiễm trùng vết thương.
- Thời gian phục hồi sau mổ lâu, cần chú ý chăm sóc hơn khi sinh thường, vết thương có thể đau âm ỉ và cần thời gian phục hồi.
- Không được tiếp xúc với các vi sinh của mẹ nên bé phát triển chậm về hệ miễn dịch, vi khuẩn đường ruột hơn.
- Trẻ dễ bị các bệnh về hô hấp.
- Tiết sữa của mẹ sinh mổ chậm hơn sinh thường nên bé không được bú sữa mẹ sớm.
3. Sinh thường hay sinh mổ?
Từ những so sánh trên có thể nói sinh thường có nhiều điểm vượt trội hơn so với sinh mổ. Vậy nên nhiều khuyến cáo của bác sĩ nên thực hiện phương pháp sinh thường. Điều này giúp cho mẹ và bé phát triển và phục hồi tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu sức khỏe của sản phụ tốt và thai nhi bình thường thì mới nên thực hiện sinh thường. Ngược lại, một số trường hợp để an toàn cho mẹ và bé thì áp dụng sinh mổ là điều tốt nhất.

Vậy nên để xác định sinh thường hay sinh mổ, bạn cần thăm khám thường xuyên để phát hiện những nguy cơ để có thể khắc phục. Khoảng thời gian gần sinh bạn nên tiến hành kiểm tra kỹ để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp phù hợp cho từng trường hợp. Khi được chỉ định mổ thì bác sĩ cũng sẽ có biện pháp nhằm khắc phục những biến chứng sản khoa cho sản phụ, cho nên bạn đừng lo lắng nhé!
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu và gia đình có cái nhìn tổng quan về những lợi ích giữa sinh thường và sinh mổ, từ đó có lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. Đừng ghé thăm Mẹ và 24h để cập nhật những thông tin bổ ích, chúc các mẹ và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc nhé!