Sinh con đầu lòng, bạn cần chuẩn bị nhiều kiến thức từ tâm lý đến chăm sóc thai kỳ khoa học, sinh con khoa học và chuẩn sức khỏe tốt. Để có thể chăm sóc tốt cho mẹ bầu và cả con trong bụng đến khi chào đời. Bài viết dưới đây của Mẹ và bé 24h sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức bổ ích về kinh nghiệm sinh con đầu lòng, bạn hãy theo dõi hết nhé!
Kinh nghiệm cần ghi nhớ khi sinh con đầu lòng cho các mẹ
Tam cá nguyệt thứ nhất
Tam cá nguyệt được hiểu như khoảng thời gian mang thai đến khi sinh nở, thường kéo dài trong 40 tuần. Và được chia theo 3 chu kỳ: Tam cá nguyệt thứ nhất từ tuần 1 – 13 thai kỳ, tam cá nguyệt thứ hai từ tuần 14 – 27 thai kỳ, tam cá nguyệt thứ ba từ tuần 28 – 40 thai kỳ.

Những điều bạn nên chú ý ở tam nguyệt thứ nhất:
Mọi thứ diễn ra tự nhiên
Các gia đình thường có những kế hoạch sinh con đầu lòng khác nhau, có thể dựa theo độ tuổi, công việc hay theo ý thích cá nhân. Nhưng, đứa trẻ của bạn thường “xuất hiện” một cách bất ngờ, không nằm trong dự định của bạn. Do đó, lời khuyên đầu tiền cho bạn chính là hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên, không kiểm soát để tránh áp lực cho bản thân, hụt hẫng khi không đúng kế hoạch, tâm trạng trở nên xấu đi ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Chăm sóc sức khỏe
Theo sự phát triển của thai kỳ thì tuần đầu tiên là thời điểm quan trọng về sức khỏe của thai nhi. Khoảng thời gian này được tính từ khi bạn bị trễ kinh và thử que 2 vạch, lúc này thai nhi đã hình thành trong tử cung. Vì thế, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho bé, thông qua các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ bổ sung tốt nhất.

Nếu bạn đang trong giai đoạn chuẩn bị sinh con đầu lòng, bạn nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các hành động ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Điều cần làm là nên bổ sung các vitamin tổng hợp và acid folic trong giai đoạn chuẩn bị đón đứa con đầu lòng. Ngược lại, chẳng may bạn đang có thói quen những chất trên mà bé con lại đến với bạn thì cũng đừng lo lắng.Thay vào đó, bạn phải thay đổi chúng thành những thói quen lành mạnh.
Lên lịch chăm sóc con
Trong quá trình mang thai, bạn cần theo dõi con yêu của mình ngay trong bụng mẹ. Thế nên đặt lịch khám tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp, đội ngũ y tế đầy kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại là điều cần thiết để chăm sóc thai kỳ tốt nhất.
Những điều cần làm trong tam cá thế thứ nhất
- Ghi chép và thực hiện đúng các mốc khám thai: Ngay khi trễ kinh 1 – 2 tuần, 7 – 8 tuần và 11 – 13 tuần 6 ngày. Trong các giai đoạn thường bạn sẽ được kiểm tra về cân nặng, huyết áp, các bệnh nội khoa, … và dược tính ngày dự kiến sinh. Trong mốc thời gian từ 11 – 13 tuần 6 ngày, bạn được siêu âm giúp đo độ mờ da gáy và xem xét có sự bất thường trong thai nhi hay không. Ngoài ra, còn được xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe của mẹ và xét nghiệm sàng lọc để phát hiện có dự bất thường về số lượng nhiễm sắc của thai nhi.
- Nói không với các thói quen không lành mạnh: Rượu, bia, thuốc lá, hóa chất, hạn chế tiếp xúc sóng điện thoại,…
- Chú ý về quan hệ vợ chồng: Không quan hệ vợ chồng khi động thai hoặc bạn cảm thấy không khỏe.
Tam cá nguyệt thứ 2
Những thói quen cần phải duy trì khi bạn bước sang tam cá nguyệt 2:
- Khám định kỳ theo lịch đã đặt trước: Bạn được hình thấy thai nhi qua siêu âm 3D, 4D ở tuần 20 – 24, xét nghiệm dung nạp đường ở tuần 24 – 28
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, hoa, quả,… và uống đủ nước.
- Tập luyện các bài tập dành cho mẹ bầu: Điều này không chỉ giúp bạn tăng sức đề kháng, duy trì sức khỏe mà thông qua đó bạn có vóc dáng đẹp với cân nặng hợp lý.
- Đọc sách và cho bé nghe nhạc: Đây là cách thai giáo hiệu quả giúp phát triển trí thông minh cho bé từ trong bụng mẹ.
- Tiêm chủng trong thai kỳ: Bạn sẽ được tư vấn từ bác sĩ về các mũi tiêm ngừa như cúm, uốn ván,…
Thông báo việc mình mang thai lên cấp trên
Thời gian thích hợp để bạn thông báo với sếp về việc bạn mang thai. Vì sẽ giúp bạn tránh được những công việc nặng nhọc, di chuyển quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, công việc của bạn có thể nhận được sự chia sẻ với các đồng nghiệp trong công ty. Tuy nhiên, nguy cơ sảy thai trong thời điểm này đã giảm rất nhiều, bạn có thể không thông báo ngay nếu cảm thấy không thoải mái.

Sắm sửa quần áo mới
Thông thường với những bộ đồ bầu mang lại cho các bà mẹ cảm giác thoải mái, dễ dàng di chuyển sinh hoạt hơn. Bởi các thiết kế rộng rãi phù hợp với phụ nữ mang thai. Bạn nên mua các bộ quần áo mới với kỳ sinh con đầu lòng, vì theo chế độ ăn uống nên cân nặng của bản thân sẽ tăng lên và không còn mặc vừa đồ trước đây.
Sắm sửa đồ cho con
Khi bước sang cá nguyệt ba, thì cơ thể thai phụ trở nên mệt mỏi hơn và không có nhiều thời gian chuẩn bị cho đồ đạc và quần áo cho bé. Thời gian thích hợp chuẩn bị từ tháng 6 chu kỳ trở đi hoặc sớm hơn.
Dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa
Sau khi sinh con là khoảng thời gian bận rộn vì thế hãy chuẩn bị vào giai đoạn này. Bắt đầu từ việc loại bỏ các đồ đạc cũ, không cần thiết đến mua sắm các đồ đạc tạo thành không gian nhỏ cho bé.

Tam cá nguyệt thứ ba
Khoảng thời gian đếm ngược để chào đón con yêu chào đời – cột mốc quan trọng. Lúc này bạn cần chuẩn bị:
Khám thai theo định kỳ
Từ 36 – 37 tuần 6 ngày, bạn được xét nghiệm Liên cầu trùng nhóm B (GBS) và từ tuần 36 trở đi thai nhi được đánh giá sức khỏe bằng biểu đồ NST, CTG.
Ở giai đoạn này, bạn cần đếm số cử động của con để theo dõi sức khỏe và cảm nhận được sự hiện hữu của bé. Đồng thời, bạn cũng phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng và thực hiện chế độ tập luyện đều đặn.
Suy nghĩ đặt tên cho con
Trước đây, có thể bạn và chồng mình đã bàn bạc về tên của bé yêu nhưng chưa đưa ra quyết định. Giờ đây, hai người cần phải nghiêm túc thảo luận hoặc tham khảo để đặt tên cho bé vừa hay vừa ý nghĩa.
Quyết định thời gian nghỉ để sinh
Hầu hết các thai phụ thường làm việc đến cuối thai kỳ của bản thân. Nhưng cũng có những trường hợp sức khỏe yếu hay sinh sớm hơn dự kiến. Vì thế, về quyết định này bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chuẩn bị tốt để vượt cạn an toàn, tận hưởng giây phút con yêu chào đời
Tận hưởng khoảnh khắc riêng của hai vợ chồng
Khi bé con chào đời, bạn sẽ không còn nhiều không gian riêng cho cả hai vợ chồng. Vì thế, hãy tranh thủ hẹn hò thế giới riêng của hai người trước khi chào đón thành viên mới.

Chuẩn bị đồ đi sinh
Đối với mẹ bầu thì gia đình nên chuẩn bị những món đồ cần thiết khi sinh. Tránh mang quá nhiều quần áo vì khi nhập viện sẽ được nhận đồ mặc chuyên dụng.
Đối với bé,sẽ được cung cấp quần áo được hấp vô trùng tại bệnh viện bạn có thể chuẩn bị thêm một số quần áo cho bé, khi gặp các trường hợp è, ị, ói,…

Chuẩn bị tâm lý
Tâm lý lo lắng sợ sệt gặp hầu hết các thai phụ, đặc biệt khi sinh con đầu lòng. Cuộc sinh nở thường kéo dài 8 – 10 giờ, khi cơn gò tử cung xuất hiện, bạn nên bình tĩnh, hít thở sâu. Bí quyết trong quá trình sinh là bạn có thể nghĩ đến một chuyện làm bạn cảm thấy thoải mái để không áp lực và sinh con nhanh hơn.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho các gia đình nhỏ khi sinh con đầu lòng có sự chuẩn bị tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Mẹ và bé 24h để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé. Chúc các mẹ và bé con luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.