Tìm hiểu những món ăn cho bé giàu dinh dưỡng mà mẹ nên biết

Món ăn giàu dinh dưỡng cho bé

Ở giai đoạn đầu đời, các bé cần phải hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Các mẹ nên tìm hiểu những món ăn cho bé giàu dinh dưỡng.

Ở giai đoạn phát triển đầu đời, các bé cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng toàn diện. Đặc biệt, từ 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm với những loại thực phẩm ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, nên lưu ý lựa chọn các món ăn cho bé giàu dinh dưỡng và chế biến đúng cách, bắt mắt sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhất, thông minh hơn đấy. 

1. Tại sao nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho bé? 

Việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là ở những năm tháng phát triển đầu tiên, cực kỳ quan trọng. Dinh dưỡng quyết định phần lớn đến sự tăng trưởng toàn diện, cả về trí tuệ lẫn thể chất cho con. Trẻ không được bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong một thời gian dài có thể bị suy dinh dưỡng. Các bé chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, hay thậm chí là chậm phát triển về nhận thức hay ngôn ngữ, gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Những món ăn cho bé giàu dinh dưỡng
Trong giai đoạn phát triển đầu đời, mẹ nên nấu các món ăn cho bé giàu dinh dưỡng

Thế nên, các bậc bố mẹ nên lưu ý đến việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho con trẻ, đầy đủ và cân đối các vi chất cơ bản như canxi, vitamin, protein, chất xơ, chất béo,… Ngoài ra, mẹ nên tăng cường chế biến nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng cho bé hấp thu. Tùy thuộc vào từng lứa tuổi mà nên xây dựng chế độ ăn hợp lý. Có thể thêm các chất dầu mỡ chuyển hóa vào các món ăn để bé dễ dàng hấp thu các chất tốt hơn. Hơn nữa, các mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn phụ ngoài các bữa chính và không nên ép con ăn. 

2. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé

Một trong những điểm quan trọng khi chế biến món ăn cho bé giàu dinh dưỡng là cần cung cấp đầy đủ và cân đối dưỡng chất. Bao gồm: các nhóm chất tinh bột nhằm cung cấp năng lượng, chất đạm để tạo nên các mô, tế bào, chất béo để bổ sung năng lượng và chất xơ để điều hòa quá trình chuyển hóa thức ăn. 

2. 1. Nhóm chất xơ (rau, củ, quả)

Ngay từ tháng thứ 6, bố mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm. Và bổ sung các loại rau, củ, quả trong khẩu phần ăn là rất cần thiết. Nên cho con ăn nhiều loại rau để sớm làm quen với mùi vị và hấp thu nhiều chất. 

Rau củ quả là loại thực phẩm đa dạng màu sắc nên cũng có thể giúp bé hứng thú hơn trong mỗi bữa ăn. Đặc biệt, đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ, có tác dụng giúp bé phát triển khỏe mạnh, hấp thu các nhóm chất khác tốt hơn, chống được nhiều loại bệnh. 

Những món ăn cho bé giàu dinh dưỡng
Rau củ quả là thực phẩm cần thiết cho bé

Một số loại rau củ quả mà mẹ nên bổ sung cho bé là:

  • Cải bó xôi: chứa hàm lượng lớn sắt, canxi, axit folic, các loại vitamin A và C giúp cho bé phát triển xương và trí não tốt hơn.
  • Khoai lang: nhiều vitamin B, C, E và các loại khoáng chất như canxi, kali, sắt, nhiều tinh bột và chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn
  • Bơ: chứa nhiều chất béo bão hòa đơn, có khả năng giảm cholesterol có hại cho hệ tim mạch. Trong bơ cũng có nhiều chất xơ hòa tan giúp ngăn ngừa táo bón, nhiều vitamin E có khả năng ngăn ngừa ung thư. 
  • Chuối: giàu kali, vitamin B6 và C, canxi và sắt
  • Cà rốt: chứa nhiều chất beta-carotene, có khả năng chuyển đổi chất thành vitamin A. Đây là chất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của bé. 
  • Trái cây thuộc họ cam quýt: Đây là thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào, có khả năng tạo ra collagen trong cơ bắp, xương và các mô trong cơ thể. Ngoài ra, các loại cam, quýt và bưởi còn giúp làm lành vết thương, giúp cơ thể hấp thu sắt từ nhiều món ăn cho bé giàu dinh dưỡng. 
  • Các loại đậu: Bao gồm đậu xanh, đậu nành, đậu lăng, các loại đậu Hà Lan,.. bổ sung thêm protein và sắt cho cơ thể bé. 

2.2. Các loại cá

Ngay từ thời điểm bắt đầu ăn dặm, bố mẹ có thể bổ sung thêm cá trong thực đơn. Cá là nguồn thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin và chất khoáng. Ngoài ra, các axit béo Omega-3 chứa trong cá, đặc biệt là cá hồi và cá thu, hỗ trợ tốt cho tim mạch và trí não của bé. 

Thế nhưng, mẹ cũng nên biết không phải loại cá nào bé cũng có thể ăn được. Chẳng hạn như trẻ không nên ăn cá mập, cá kiếm,… bởi vì chứa hàm lượng lớn thủy ngân, có thể gây rối loạn hệ thần kinh đang phát triển của các bé. Các loại cá hồi, cá ngừ,… tuy tốt cho sự tăng trưởng của trẻ nhưng các mẹ cũng nên giới hạn khẩu phần từ 1 – 2 lần mỗi tuần. 

2.3. Các loại thịt đỏ và thịt gia cầm

Thịt là món ăn cho bé giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein và vi chất cần thiết cho sức khỏe của bé. Trong bữa ăn của trẻ nên có ít nhất 1 loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê,…) hoặc thịt gia cầm (thịt gà, vịt,…) ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý khi chế biến các món từ thịt thì cần đảm bảo nấu chín thức ăn và lọc sạch xương. 

2.4. Trứng

Lòng đỏ trứng chứa nhiều kẽm, các loại vitamin A, D, E và B12, choline – một chất quan trọng giúp phát triển trí não tốt nhất. Còn lòng trắng cung cấp protein. Ngoài ra, các món từ trứng cũng dễ chế biến và trang trí. 

2.5. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Ngay từ khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú sữa hoặc sữa công thức cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tiếp tục cho bé uống thêm sữa bò. Sữa, đặc biệt là sữa chua, chứa hàm lượng lớn protein và canxi, hỗ trợ sự phát triển xương và răng, và hệ tiêu hóa, chống lại những vi khuẩn có hại ở trong đường ruột. 

Đặc biệt, mẹ nên bổ sung thêm cho bé phô mai và sữa chua. Đây là những món ăn vặt bổ dưỡng được nhiều trẻ em yêu thích. Trong sữa chua và phô mai chứa nhiều men vi sinh có khả năng cân bằng tiêu hóa tốt. Mỗi ngày cho con ăn một hũ sữa chua sẽ hỗ trợ đường tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. 

3. Các món ăn cho bé giàu dinh dưỡng

Dưới đây là cách chế biến một số món ăn cho bé giàu dinh dưỡng mà các mẹ nên biết để trẻ phát triển toàn diện. 

3.1. Canh thịt bò rau củ

  • Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu: 200g thịt bò, 10g đậu, 2 củ khoai, 1 củ cà rốt, nửa củ dền, cần tây, giá
  • Cắt thịt bò thành từng lát mỏng và ướp với một ít dầu ăn cùng hạt nêm để thịt thấm đều gia vị. Sơ chế các loại củ như khoai tây, cà rốt, củ dền và thái thành miếng vừa ăn. Đồng thời rửa sạch đậu Hà Lan. 
  • Luộc chín tất cả các loại rau củ với một ít muối để tươi và xanh hơn. 
  • Rửa sạch và ngâm giá đỗ cùng cần tây với muối và để khô
  • Phi thơm hành với dầu ăn, nên chọn dầu oliu. Khi bắt đầu có mùi thơm thì cho thịt bò vào xào cùng cho đến khi thịt săn lại và cho thêm nước vào để nấu mềm. 
  • Tiếp theo, cho tất cả rau củ quả như khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, giá đỡ vào nấu cùng, nêm gia vị vừa phải hợp khẩu vị của bé.
  • Múc canh ra bát và trang trí thêm cho đẹp mắt để bé ăn cùng với cơm trắng. 

Vậy là chỉ với vài bước đơn giản, các mẹ đã có thể nấu một món ăn đầy dinh dưỡng cho bé rồi đấy. 

Những món ăn cho bé giàu dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và cân đối là điều quan trọng

3.2. Cháo lươn 

  • Chuẩn bị nguyên liệu với 50g gạo nếp, 50g lươn, 50g rau củ, dầu ăn và gia vị
  • Sơ chế thật kỹ lươn, cắt thành sợi nhỏ vừa ăn và ướp gia vị. Xào chín lươn với dầu ăn. 
  • Rửa sạch các loại rau củ và cắt thành hạt lựu. Có thể chọn cà rốt, khoai tây cho bé ăn cùng. Vo gạo và nấu nhừ thành cháo với một lượng nước vừa đủ. 
  • Khi cháo đã chín nhừ thì cho lươn và rau củ vào nấu cùng, đảo đều tay cho đến khi cháo sôi. 
  • Múc cháo ra bát, trang trí đẹp mắt. Nên cho bé ăn ngay khi cháo còn nóng. 

3.3. Súp gà nấu cùng ngô ngọt

  • Các mẹ chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu: 50g thịt gà (nên lựa chọn phần thịt trắng), 30g ngô ngọt, 30g rau củ quả, 200ml nước hầm từ gà, 1 quả trứng cút, các loại nấm, bột sắn và hành lá
  • Rửa sạch và sơ chế thịt gà, băm nhuyễn hoặc xé nhỏ thịt gà cho bé vừa ăn
  • Cho thịt gà đã sơ chế vào nước dùng, đun sôi và cho ngô, các loại rau củ vào nấu khoảng 5 đến 7 phút. Khi tất cả nguyên liệu đã chính tới thì đổ thêm nấm hương và mộc nhĩ vào nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa phải. 
  • Khi đã sôi trở lại thì hòa thêm với một ít bột sắn cùng nước lọc và đổ thêm vào nồi, khuấy đều tay cho đến khi nước sánh lại. 
  • Đập thêm trứng cút vào bát, bỏ thêm một ít nước, khuấy đều và đổ vào nấu chung với súp
  • Cho súp gà vào bát, trang trí thêm với các loại rau củ cho bắt mắt. Nên cho bé ăn ngay khi còn nóng sẽ ngon hơn. 

3.4. Cá chép hấp gừng

  • Chuẩn bị nguyên liệu với 300g cá chép, 20g gừng, dầu ăn và các loại gia vị
  • Rửa và làm sạch cá chép, bỏ ruột cá và đem ướp với dầu ăn cùng các loại gia vị cho vừa ăn
  • Rửa sạch gừng và băm nhỏ
  • Đem cá chép đi hấp cách thủy cùng với gừng cho đến khi chín. 
  • Sau đó, các mẹ chỉ cần cho bé ăn cùng cơm và các món rau xanh. Nên cho trẻ ăn cả nước và thịt cá chép hấp gừng
  • Các món ăn cho bé giàu dinh dưỡng đều dễ chế biến và trang trí. Các mẹ nên sử dụng đa dạng nhiều loại thực phẩm và có nhiều nấu khác nhau để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất. 

Để các bé lớn nhanh, phát triển tốt thì mẹ nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học, cân đối cả về số lượng lẫn chất lượng. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể chế biến nhiều món ăn cho bé giàu dinh dưỡng nhé. Bổ sung cho trẻ đầy đủ và cân đối các chất cực kỳ quan trọng trong thời gian phát triển đầu đời. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *