Giai đoạn trẻ bắt đầu chập chững đi là lúc cha mẹ cần chú ý để đồng hành con trong những bước đi đầu đời. Vậy khi nào nên dạy trẻ tập đi và dạy như thế nào cho đúng thì không phải cha mẹ nào cũng biết.
1. Dạy trẻ tập đi trong thời điểm nào?
Tùy vào điều kiện phát triển khác nhau của trẻ mà giai đoạn biết đi ở trẻ cũng khác nhau, tuy nhiên theo thông thường thì khoảng 1 tuổi. Các bước quan trọng để tiến đến quá trình tập đi của trẻ:
- Biết lẫy trong 3 tháng
- Biết ngồi trong 6 tháng
- Biết bò

Tuy nhiên có thể một số bé không diễn ra theo đúng quá trình trên. Một số bé có thể thông qua giai đoạn bò mà tiến thẳng đến giai đoạn đứng dậy và đi.
2. Dạy trẻ tập đi sau cho đúng
Bố mẹ phải biết được khi nào bé bước vào giai đoạn tập đi. Trong giai đoạn đầu, bé sẽ đứng ở tư thế hai chân rộng ra, ngón chân hướng ra ngoài, hai cách tay có xu hướng dang ra và khuỷu tay hơi gấp lại. Trong giai đoạn đầu, bé thường khó đi thẳng được mà thường bước từ phía này sang phía kia.
Thường thì bé dễ bị té ngã trong lúc tập đi. Nhưng khi bé tự tin, bước đi chững chạc, chắc chắn hơn thì bé sẽ có xu hướng nhanh biết đi hơn. Lúc này bé dần thực hiện được các thao tác phức tạp hơn như lùi về sau, nhặt đồ hay ném đồ.
3. Dùng xe cho trẻ tập đi có phải là sự lựa chọn đúng?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại xe giúp hỗ trợ cho quá trình tập xe của bé. Tuy nhiên theo như khuyến cáo, không nên sử dụng xe tập đi cho bé mà hãy quá trình tập đi diễn ra tự nhiên. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Xe tập đi không hỗ trợ quá trình tập đi cho bé: Việc phụ thuộc và xe tập đi khiến bé dễ bị phụ thuộc, khi được hỗ trợ sự cố gắng tập đi của bé sẽ bị giảm và ngày càng dẫn đến lười đi. Sử dụng xe tập đi bé sẽ không dùng toàn bộ lực cơ thể, dẫn đến xương một số bộ phận không được phát triển như bình thường.
Bé tập đi thường quan sát được đôi chân đi bé di chuyển. Nhưng đối với xe tập đi, bé sẽ bị hạn chế nhìn thấy được phần di chuyển phía dưới. Vì vậy khi không có xe tập đi bé sẽ trở nên nhút nhát, hạn chế hơn so với khi dùng xe.
Ảnh hưởng đến tư thế tập đi: Bé dùng xe tập đi sẽ khác với tư thế tự nhiên của con người. Khi bé tập đi bằng xe, thường bé sẽ có xu hướng khom lưng, chân cong và thường đi bằng cách đẩy đầu mũi chân. Nếu luôn cho bé sử dụng xe tập đi, xương bé dễ biến dạng, chân vòng kiềng, ảnh hưởng đến dáng đi của bé sau này.

Theo giai đoạn phát triển của bé, thường bé sẽ qua giai đoạn lẫy, lật rồi đến giai đoạn biết đi, nhưng dường như một số phụ huynh lại cho bé dùng xe tập đi quá sớm, kể cả bỏ qua giai đoạn này. Làm như thế sẽ khiến sức khỏe của bé bị hạn chế hơn, khả năng phát triển về cơ cũng chậm hơn so với những em bé bình thường.
Hạn chế khả năng tìm tồi ở trẻ nhỏ: thông thường việc tập đi của bé sẽ được thực hiện ở một không gian rộng, tha hồ cho bé di chuyển, tìm kiếm các đồ dùng, vật dụng, kích thích khả năng tò mò của trẻ. Còn giúp trẻ kết hợp với các quá trình bò, trường để bé phát triển cứng cáp hơn. Việc dùng xe tập đi sẽ hạn chế khá nhiều đối với sự phát triển của bé.
Dùng xe tập đi cũng gây ra nguy hiểm, chấn thương cho bé nếu không may bị ngã.
4. Bố mẹ dạy trẻ tập đi như thế nào cho đúng?
Cho bé tập đi với chân trần: Việc cho bé tập đi với chân trần không mang giày với bé tiếp xúc và làm quen dần với nền đất. Chỉ khi bé bắt đầu đi vững, cha mẹ mới nên cho bé mang thêm giày. Đây cũng là giai đoạn các sụn bàn chân dần phát triển, nếu bố mẹ cho bé đi không đúng cách, dễ dẫn đến tình trạng sai lệch của xương bàn chân, gây ra các hội chứng bàn chân bẹt, chân vòng kiềng,…

Dìu dắt, nâng đỡ bé trong quá trình tập đi. Trong giai đoạn này, bé rất cần sự giúp đỡ của bố mẹ để những bước đi đầu đời của bé được thành thạo hơn. Tuy nhiên cha mẹ chú ý không được hối thúc bé, kéo bé phải đi theo hướng dẫn của mình, vì lúc này bé còn rất yếu, dễ dẫn đến tình trạng té ngã, trật tay,…
Tập cho bé đứng trong một số trường hợp như thay quần áo để bé đứng vững hơn, xương bé cũng chắc hơn, hỗ trợ cho quá trình tập đi của bé được nhanh chóng hơn.
Nơi cho bé tập đi phải không được trơn hay nhấp nhô vì bước đi của bé chưa vững, dễ bị té. Có thể dùng những miếng lót bằng xốp để bé di chuyển dễ dàng hơn.
Tập cho bé vịn vào các thành ghế, bức tường, giúp bé có điểm tựa và tự tin hơn khi bước đi, từ đó cũng mau chóng thành thục hơn.
Hạn chế bế bé: giai đoạn này phụ huynh nên cho bé tự do trong việc di chuyển, nằm hay ngồi tự do, không nên bồng bé quá nhiều mà hãy để bé có thể tự đi. Nếu các bé thường xuyên được bồng, bé dẫn không thích tập đi, vì vậy giai đoạn tập đi của bé vì vậy cũng lâu hơn.
Không cho bé ở các vị trí cao: giai đoạn tập đi rất kích thích sự tò mò muốn khám phá của trẻ, bé dễ duy chuyển đến điểm mà mình muốn, điều này là cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ, bé dễ bị té có thể dẫn đến chấn thương. Nếu cho bé ở các vị trí cao, tốt nhất nên có những thanh chắn, chặn bé lại để tránh bị nguy hiểm.
5. Phải đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé khi tập đi

Để bé khỏe mạnh và phát triển tốt trong giai đoạn tập đi cũng như quá trình tập đi nhanh chóng, phụ huynh phải đảm bảo cung cấp đủ cho bé các chất dinh dưỡng cần thiết, không thừa cũng không thiếu, bổ sung cho bé về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Việc ăn uống không đầy đủ còn khiến bé thiếu các khoáng chất cần thiết gây nên tình trạng biếng ăn, chậm lớn, hấp thụ kém.
Vì vậy trong giai đoạn dạy trẻ tập đi, phụ huynh phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, vừa giúp bé có đủ năng lượng, sức khỏe tập đi, vừa giúp bé phát triển tốt cho cả giai đoạn về sau.