Bé thường xuyên bị nấc cụt nguyên nhân do đâu? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Làm thế nào để chữa nấc cụt ở trẻ nhanh chóng?
Nấc cụt là hiện tượng bình thường có thể xảy ra ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thường gặp nhất vẫn ở ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Vậy nấc cụt là gì? Nguyên nhân do đâu? Có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không? Làm thế nào để chữa nấc cụt ở trẻ nhanh nhất? Câu trả lời chi tiết đã được chúng tôi chia sẻ ở bài viết dưới đây. Mời bạn đọc và tham khảo.
1. Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ em là gì?
Nấc cụt hay nhiều người thường gọi tắt là nấc, đây là hiện tượng do sự co thắt của cơ liên sườn và cơ hoành không tự chủ. Hiện tượng này xảy ra ở mọi độ tuổi, và tất nhiên rằng bao gồm cả các bé yêu ở độ tuổi sơ sinh. Thậm chí bé yêu còn thường hay bị nấc nhiều hơn cả người lớn. Một số các trường hợp nấc cụt ở trẻ như là:
- Ngay sau khi bú bình bị nấc cụt: lý giải cho hiện tượng này đơn giản là do trong quá trình bé bú bình thì vô tình phần không khí bên trong bình cùng với sữa vào cơ thể bé cùng lúc. Từ đó nếu đạt đến mức cao sẽ khiến kích thích cơ hoành cơ thắt và tạo ra hiện tượng nấc cụt.
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột: thời tiết hay nhiệt độ trong phòng thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích nghi cũng có thể làm cho bé bị nấc.
- Bé ăn quá no cũng khiến cho dạ dày căng lên gây hiện tượng nấc cụt.
- Bé ăn quá nhanh hoặc ăn vừa đang khóc hay vừa ngừng khóc cũng là một trong những nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ.
- Trào ngược dạ dày: có nghĩa là lượng axit bên trong dạ dày của bé đi ngược vào thực quản. Trong trường hợp này bé sẽ nấc liên tục trong thời gian dài, bố mẹ cần chú ý để đưa bé đến bệnh viện thăm khám và xử lý kịp thời.
2. Mẹo hay giúp chữa nấc cụt ở trẻ hiệu quả
Phần lớn tình trạng nấc cụt ở trẻ em sẽ tự khỏi sau một lúc. Nhưng có lẽ bạn cũng biết khi bị nấc cụt sẽ rất khó chịu đúng không? Bé yêu cũng như vậy, hơn nữa còn khóc quấy và nôn trớ. Để giúp bé nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng một trong số các mẹo nhỏ chữa nấc cụt ở trẻ sau đây.
2.1. Vỗ nhẹ lưng bé
Cách làm khá đơn giản mà lại đem đến hiệu quả bất ngờ, bạn chỉ cần chụm khít các ngón tay lại với nhau và hơi khom bàn tay. Sau đó vỗ nhẹ từng cái từng cái lên trên lưng bé. Động tác vỗ phải dứt khoát, nhẹ nhàng là được.
2.2. Cho bé uống sữa hoặc uống nước
Cho bé uống sữa hoặc uống nước là mẹo chữa được nhiều mẹ áp dụng cho trẻ nhất. Hầu hết các bé đều khỏi nhờ mẹo chữa này. Với các bé sơ sinh, bạn sử dụng muỗng nhỏ cho bé uống từng ngụm nước một. Hoặc khi thấy bé bị nấc cụt cho bé bú nữa mẹ luôn càng tốt. Có một mẹo nhỏ giúp tăng hiệu quả khỏi nhanh tình trạng nấc cụt mà các cụ ngày xưa để lại đó chính là bé trai thì cho uống 7 ngụm, bé gái cho uống 9 ngụm.
2.3. Cho bé ăn một chút đường
Cho bé ăn một chút đường giúp đánh lừa hệ thần kinh thực quản bởi vị ngọt. Từ đó cơn nấc cụt cũng nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên cách làm này không phù hợp cho trẻ sơ sinh mà chỉ phù hợp cho các bé lớn trên 2 tuổi thôi.
2.4. Dùng tay bịt hai cánh mũi hoặc bịt lỗ tai bé
Dùng tay nhẹ nhàng bịt 2 bên cánh mũi đồng thời tay còn lại bịt kín miệng trẻ trong vài giây rồi bỏ ra. Duy trì lặp lại liên tục như vậy khoảng 10 lần là bạn sẽ thấy tình trạng nấc cụt của trẻ biến mất bao giờ không biết. Nhưng lưu ý đừng bịt cánh mũi hay miệng bé quá lâu sẽ khiến bé bị ngạt thở đấy nhé. Cách khác, dùng 2 tay bịt 2 bên lỗ tai bé và giữ một lúc cũng sẽ giúp bé khỏi nấc cụt nhanh.
2.5. Sử dụng mật ong
Sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ là một trong những cách chữa nấc cụt ở trẻ được nhiều bố mẹ đánh giá cao. Nhưng cũng giống như cách cho bé ăn đường, cách sử dụng mật ong chỉ áp dụng được cho các bé trên 2 tuổi. Bởi với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên khi cho bé dùng mật ong sẽ rất dễ bị dị ứng, thậm chí là ngộ độc.
2.6. Thay đổi tư thế cho bé
Quan sát nếu thấy sau mỗi lần bé bú sữa bình hầu hết đều bị nấc cụt thì hãy thử thay đổi tư thế cho bé. Như vậy sẽ hạn chế được tối đa lượng không khí theo sữa vào trong, từ đó hạn chế tình trạng bị nấc cụt.
3. Cách ngăn ngừa tình trạng nấc cụt ở trẻ
Thay vì để trẻ bị nấc cụt rồi mới vội vàng đi tìm cách chữa thì tại sao bạn không phòng ngừa cho bé ngay từ đầu? Mặc dù không thể đảm bảo được tình trạng nấc cụt không xuất hiện 100% bởi có rất nhiều nguyên nhân gây ra nấc cụt. Tuy nhiên, khi phòng ngừa thì chắc chắn sẽ hạn chế được một cách tốt đa nhất.
- Khi cho bé ăn phải đảm bảo tâm lý trẻ phải bình tĩnh, vui vẻ đặc biệt là không khóc. Vì khi vừa khóc vừa ăn rất dễ bị nấc cụt.
- Cho bé ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn một chút sẽ tốt hơn ăn một lúc quá nhiều lượng sữa, thức ăn.
- Sau khi ăn nên giữ bé đứng trong khoảng 20-30 phút, trong thời gian này hạn chế cho bé hoạt động mạnh chẳng hạn như nhảy lên nhảy xuống.
- Sau mỗi 2-3 phút ăn uống sữa nên dành thời gian nghỉ để bé ợ hơi rồi mới ăn tiếp.
4. Một số điều bố mẹ cần lưu ý khi bé bị nấc cụt
Như chúng tôi đã nói đến ở trên, nấc cụt là hiện tượng bình thường với tất cả mọi người kể cả trẻ nhỏ. Nếu nếu như trẻ có bị nấc cụt và tự hết trong một thời gian ngắn sau đó thì cũng không có gì đáng lo ngại. Hoặc thậm chí bé thường xuyên bị nấc cụt nhưng vẫn khỏi ngay sau đó cũng vẫn là bình thường.
Trong trường hợp tình trạng nấc cụt kéo dài liên tục vài tiếng đồng hồ mà bạn đã áp dụng hết tất cả các mẹo chữa nấc cụt bên trên mà vẫn không hiệu quả thì tốt nhất bố mẹ hay liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời. Vì khi tình trạng nấc cụt kéo dài như thế không còn là hiện tượng bình thường nữa, mà có lẽ sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Điển hình nhất nấc cụt kéo dài chính là dấu hiệu nhận biết hiện tượng trào ngược dạ dày. Trên đây là một số những mẹo nhỏ giúp chữa nấc cụt ở trẻ tại nhà an toàn mà đạt hiệu quả cao. Để tham khảo thêm nhiều các thông tin hay và hữu ích về Kiến thức chăm con, mời bạn truy cập đến website https://mevabe24h.com/. Ngoài ra, nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc nào hãy để lại bình luận dưới bài viết này, hoặc gửi trực tiếp đến địa chỉ website https://mevabe24h.com/ để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.