Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu của trẻ sơ sinh. Do vậy mà vấn đề làm sao đủ sữa cho con bú luôn là nỗi trăn trở của hầu hết mẹ bầu sau sinh mổ.
Nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ. Vì vậy, nỗi lo về lượng sữa cho con bú luôn khiến các mẹ quan tâm, đặc biệt là những mẹ sinh mổ. Có nhiều người quan niệm rằng, sinh mổ thường ít sữa hơn sinh thường. Điều này càng làm cho các mẹ trăn trở hơn bao giờ hết, vậy phải làm sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để mevabe24h.com cho các mẹ câu trả lời nhé!
1. Lý do nào khiến mẹ sinh mổ ít sữa
Ngày nay, tỷ lệ sinh con bằng phương pháp sinh mổ của các thai phụ ngày càng gia tăng. Qua đó, nhiều người quan sát thấy rằng, lượng sữa của mẹ sau sinh mổ thường ít hơn so với sinh thường. Lượng sữa mẹ không đủ cho con bú khiến nhiều mẹ lo lắng, thậm chí rơi vào trạng thái căng thẳng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới việc bị mất sữa đó?
1.1. Tuyến sữa chưa phát triển hoàn chỉnh
Do biến chứng sản khoa, nhiều trẻ sơ sinh sinh sớm 1-2 tháng phải mổ lấy thai để đảm bảo an toàn. Lúc này, vì sinh sớm nên có thể tuyến sữa của mẹ chưa phát triển đầy đủ. Điều này khiến cho lượng sữa thường ít hoặc mẹ có sữa nhưng mất sữa sớm. Bên cạnh đó, khi mẹ sinh mổ sẽ không trải qua quá trình chuyển dạ nên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì trong quá trình này, các cơn đau sẽ góp phần kích thích tuyến sữa tiết sữa.
1.2. Tác dụng phụ của thuốc gây mê, gây tê lúc mổ
Để giảm đau trong quá trình phẫu thuật, nhiều bà mẹ sinh mổ có thể sẽ được bác sĩ tiêm thuốc gây mê hoặc gây tê. Tuy nhiên, những chất có trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Ngoài ra, nó còn khiến bé sau khi sinh không được bú mẹ ngay, vì chất này cũng có thể tác động đến sức khỏe của bé.
1.3. Mẹ ít sữa do dùng thuốc kháng sinh
Để tránh nhiễm trùng vết mổ, các mẹ sau sinh mổ sẽ được tiêm thuốc hoặc uống kháng sinh. Đây cũng là nguyên nhân tác động đến hoạt động của tuyến sữa và khiến sữa mẹ không ổn định.
1.4. Không cho con bú sữa ngay sau khi mổ
Sau khi mổ xong, mẹ không thể cho con bú ngay được. Tùy từng trường hợp thời gian chờ cho con bú có thể nhanh hoặc lâu hơn, nhưng đa số phải đợi khoảng 2 tiếng. Nếu con sinh ra được bú mẹ ngay thì tuyến sữa của sẽ được kích thích. Lượng sữa sẽ ra đều và nhiều hơn, đây được xem là một thiệt thòi của những mẹ sinh mổ.
1.5. Vết mổ sau khi sinh ảnh hưởng đến mẹ
Khi sinh mổ thường sẽ có thuốc gây tê hoặc gây mê để giảm đau cho mẹ. Tuy nhiên, khi thuốc hết tác dụng, mẹ sẽ cực kỳ đau ở chỗ vết mổ. Điều này khiến mẹ không được thoải mái trong vận động và cả việc ăn uống. Khiến cho cơ thể mẹ không đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa cho con bú. Không loại trừ trường hợp mẹ gặp phải biến chứng sau phẫu thuật, làm mất sữa sau sinh.
2. Những phương pháp kích sữa tự nhiên sau sinh mổ
Sau ca mổ cơ thể mẹ rất yếu nên rất cần được bồi bổ để mau hồi sức và chăm sóc bé con. Nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ mới sinh chính là nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên lúc này sữa mẹ không có hoặc rất ít. Do đó, mẹ cần thực hiện những phương pháp kích sữa để đảm bảo nguồn sữa cho con.
2.1. Cho con bú thường xuyên và đúng cách
Có cầu thì mới có cung, nguyên lý này cũng được áp dụng trong quá trình nuôi con bằng sữa. Vì thế, nếu mẹ cho con bú càng nhiều thì sữa càng tiết ra càng dồi dào hơn. Việc này không những giúp kích thích tiết sữa mà còn giúp mẹ ổn định lượng sữa cho con bú. Trong trường hợp sữa quá nhiều, vượt qua nhu cầu của con, thì mẹ có thể vắt sữa ra và trữ đông.
Mặc dù cho con bú nhiều, nhưng nếu bú sai cách thì cũng không đem lại hiệu quả cao. Cho con bú đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc kích thích tiết sữa. Khi cho bú, nên cho con ngậm đúng núm vú để bú được nhiều sữa hơn. Không cho con bú một bên cố định, canh con bú hết một bên thì chuyển sang bên còn lại.
2.2. Luôn giữ tinh thần thoải mái
Nghe có vẻ không liên quan đến lợi sữa, nhưng tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến việc này. Có thể dễ dàng thấy những mẹ sau sinh bị trầm cảm hoặc suy nghĩ tiêu cực thường dễ bị tắc sữa. Do đó, mẹ nên giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan và vui vẻ. Xem phim hoặc nghe nhạc là gợi ý hợp lý cho mẹ trong thời gian rảnh. Cách này tuy đơn giản nhưng lại giúp nguồn sữa được sản xuất một cách hiệu quả.
2.3. Ăn uống điều độ và dinh dưỡng sau khi sinh
Uống đủ nước và ăn đủ chất giúp tạo tiền đề mẹ sau sinh mau hồi sức và thúc đẩy tiết sữa. Thực đơn của mẹ phải đảm bảo có chất đạm, chất béo, chất xơ để sữa chất lượng hơn. Ngoài ra, cần bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất như: cà rốt, bí đỏ, các loại rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu và các loại hạt. Một món ăn theo kinh nghiệm các cụ ngày xưa khi ít sữa đó là cháo móng giò, rất ngon và hiệu quả.
3. Sau sinh mổ mẹ nên kiêng gì?
Sau sinh mổ, để vết mổ nhanh hồi phục, mẹ cần kiêng một số vấn đề dưới đây. Qua đó, mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và tạo nền tảng cho việc tiết sữa được hiệu quả.
3.1. Không nằm ngửa quá lâu trên mặt phẳng
Sản phụ sau khi sinh mổ cần chú ý đến tư thế nằm vì không phải tư thế nào cũng tốt. Mẹ có thể nằm ngửa ngay sau khi sinh để ổn định vết mổ. Nhưng khi hết thuốc tê, mẹ nên nằm nghiêng. Vì nếu nằm thẳng quá lâu sẽ làm co thắt tử cung, gây đau đớn cho mẹ.
Mẹ nằm quá lâu cũng không tốt, sau khi sinh khoảng 24 giờ mẹ nên vận động nhẹ. Có thể sẽ khó khăn, nhưng mẹ hãy cố gắng đứng dậy đi lại để máu lưu thông, hỗ trợ tiết sữa. Bên cạnh đó, việc này còn giúp kích hoạt hệ tiêu hóa, phòng ngừa chứng dính ruột.
3.2. Không ăn quá no sau sinh mổ
Khi sinh xong mẹ dễ bị đói và mong muốn ăn nhiều để hồi phục và có sữa cho con. Tuy nhiên, lúc này không nên ăn quá no, dễ khiến thức ăn bị tích tụ gây táo bón, đầy hơi. Không những thế, việc ăn quá no cũng sẽ tác động đến vết mổ. Dạ dày phình to và gây áp lực lên vết mổ, làm mẹ đau đớn, vết mổ rỉ máu, lâu lành.
3.3. Không uống đồ uống có hại cho sản phụ
Những đồ uống có hại cho sản phụ là đồ uống có ga, có cồn hoặc có caffeine. Những thức uống này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà chất lượng sữa cũng bị ảnh hưởng. Nếu uống đồ có ga, dạ dày đang rất nhạy cảm nên mẹ dễ bị đầy hơi. Hoặc caffeine như trà, cà phê, sẽ làm sữa bị ảnh hưởng và tác động xấu đến sự phát triển của con. Còn đồ uống có cồn sẽ làm giảm sự phát triển và tăng trưởng của con.
3.4. Kiêng đồ cay, tanh, dầu mỡ
Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của mẹ thường nhạy cảm với đồ ăn cay, do đó nên hạn chế. Đối với đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ làm mẹ đầy hơi và dễ gây tiêu chảy, đau bụng. Điều này làm co thắt dạ dày tác động đến vết mổ. Ngoài ra, nó còn làm sữa mẹ giảm chất lượng, gây hại hệ tiêu hóa, làm con bị tiêu chảy, táo bón. Tốt nhất, mẹ nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa để vừa tốt cho sức khỏe và tốt cho sữa bé bú.
3.5. Không đi làm quá sớm
Sinh con xong mẹ nên gác công việc sang một bên để toàn tâm chăm sóc bé. Mẹ nên nghỉ ngơi, tập trung hồi phục sức khỏe, giữ cho mình trạng thái thoải mái. Đi làm quá sớm vừa khiến vết mổ lâu lành, áp lực gây stress, vừa gây ít sữa, mất sữa.
Sau khi mổ là thời gian đau đớn và khổ sở với vết mổ trên người của những bà mẹ. Nhưng việc không đủ sữa cho con bú còn khổ sở hơn gấp nhiều lần. Với bài viết này, mevabe24h.com mong rằng các mẹ sẽ hiểu được lý do ít sữa của mình. Từ đó biết được mình nên làm gì, không nên làm gì để có đủ sữa cho con và chăm sóc con tốt hơn.