Những lưu ý trong giai đoạn ở cữ sau sinh các mẹ cần chú ý

Ở cữ sau sinh

Khi vừa sinh em bé, chắc chắn ở các mẹ sẽ xuất hiện tình trạng cơ thể không được khỏe, mệt mỏi. Vì vậy các mẹ cần chú ý trong gian đoạn ở cữ sau sinh để tránh những nguy hiểm và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể phụ nữ chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi, lưu ý một số thứ không tốt sau đây để cơ thể bạn nhanh chóng khỏe mạnh trong giai đoạn ở cữ sau sinh nhé.

1. Những điều không làm khi đang ở cữ

1.1. Không ăn mặn quá mức và ăn đồ lạnh

Việc ăn mặn quá mức khi vừa sinh em bé có thể khiến bạn xảy ra tình trạng tăng huyết áp, táo bón, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.

Ở cữ sau sinh

Các bà mẹ nhớ không được ăn các đồ lạnh, thức ăn lên men, thức ăn để qua đêm, đồ ăn tái sống, những thứ này chứa khá nhiều các vi khuẩn không tốt cho sức khỏe của bà mẹ. Vì vậy cần ăn uống đồ đã nấu chín và uống đủ nước để mau hồi phục sức khỏe sau sinh.

1.2. Không nên mang vác nặng

Khi vừa mới sinh, sức khỏe các mẹ thường rất yếu, việc mang vác đồ nặng sẽ khiến bạn kiệt sức, đặc biệt khi bạn dùng sức quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến cơ bụng, nguy hiểm hơn nếu trước đó bạn sinh mổ. Điều đó dẫn đến vết mổ khó lành hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến vết thương làm chảy máu, ảnh hưởng đến vết mổ. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho các bà bầu.

1.3. Hạn chế tập thể dục giảm cân để lấy lại vóc dáng

Các chị em phụ nữ đều có tâm lý sợ xấu, mong muốn nhanh lấy lại vóc dáng, thường xuyên tập thể dục, vận động quá sức. Tập thể dục là điều tốt, tuy nhiên đối với phụ nữ mới sinh, tập thể dục có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như làm vết thương lâu lành hơn. Các mẹ chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng, bị bộ chậm rãi để giúp máu huyết lưu thông.

1.4. Tránh xa rượu, đồ uống có cồn, caffeine

Ở cữ sau sinh
Tránh xa rượu bia trong giai đoạn ở cữ sau sinh

Việc uống rượu bia khi vừa mới sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến đến em bé. Những thức uống độc hại này sẽ đi vào sữa mẹ, khi bé bú vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. Nếu bạn thường xuyên uống rượu bia, lượng sữa tiết ra sẽ ngày càng ít đi, gây thiếu sữa cho bé. Việc bạn cần làm là bổ sung các thức uống lành mạnh như sữa, nước lọc và trái cây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và có nhiều sữa cho em bé.

Caffeine cũng là thức uống mà bạn tuyệt đối phải tránh. Cà phê là thức uống gây khó ngủ, vì vậy khi các bà mẹ sử dụng, những hoạt chất đó sẽ đi vào sữa mẹ khiến bé trằn trọc khó ngủ và quấy khóc.

1.5. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi

Nếu bạn vẫn còn đang cho em bé bú sữa mẹ, các loại thuốc bạn sử dụng và điều hỏi hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Vì tất cả những thứ được đưa vào cơ thể bạn sẽ gián tiếp đi vào cơ thể em bé thông qua sữa mẹ.

Ở cữ sau sinh

1.6. Tránh quan hệ tình dục sớm

Bạn nên đợi ít nhất 6 đến 8 tuần mới quan hệ tình dục trở lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Việc quan hệ sớm có thể dẫn đến việc nhiễm trùng, chảy máu vùng kín, cực kỳ nguy hiểm cho các bà mẹ.

1.7. Hạn chế sử dụng các thiết bị thông minh

Sau khi sinh, thể trạng của các bà mẹ thường khá yếu, nếu tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại, máy tính,… dễ dẫn đến tình trạng mắt bị quá tải, gây tổn hại cho mắt. Hạn chế nghe những âm thanh quá lớn để tránh ảnh hưởng đến tai, giảm thính lực.

Ở cữ sau sinh
Sử dụng các thiết bị điện tử không tốt cho phụ nữ sau sinh

1.8. Tránh để cơ thể mệt mỏi, khó chịu

Việc bạn mệt mỏi, cẩn thận, những hormone cũng có thể qua đường sữa mẹ đi vào cơ thể bé, khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Việc căng thẳng còn khiến bạn dễ bị stress, trầm trọng có thể dẫn đến trầm cảm. Vì vậy hãy cố gắng giữ cho tâm trạng thoải mái nhất, vui vẻ nhất.

1.9. Không nên đi bơi hoặc tắm nước lạnh

Đi bơi hoặc tắm nước lạnh khiến các mẹ dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm lạnh, chuột rút. Để bảo vệ an toàn, bạn cần tắm sạch sẽ với nước ấm để tránh gây nhiễm trùng hậu sản.

1.10. Tránh những thực phẩm gây hại

Giai đoạn ở cữ sau sinh, một số thực phẩm sau sẽ ảnh hưởng đến bé như chocolate, quế, tỏi, ớt, hành tây, bông cải xanh, bông cải trắng, dưa chuột, bắp cải, dứa (thơm), kiwi, dâu tây, trái cây họ cam quýt vì sẽ làm cho mùi sữa bị thay đổi dẫn đến việc bé không muốn bú.

Ở cữ sau sinh

2. Các mẹ cần làm gì trong giai đoạn ở cữ

2.1. Ngủ đủ giấc

Cơ thể của các mẹ sẽ phục hồi nhanh hơn nếu ngủ đủ giấc. Giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn nhanh hồi phục sau sinh, giảm bớt căng thẳng, tinh thần thoải mái mái, lượng sữa tiết ra cho bé cũng nhiều hơn.

2.2. Uống đủ nước

Bạn nên uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế táo bón sau sinh và duy trì lượng sữa mẹ đầy đủ cho bé. Các mẹ không nhất thiết phải bổ sung nước lọc mà có thể thay thế bằng sữa hoặc nước trái cây.

Ở cữ sau sinh
Giai đoạn ở cữ sau sinh nên bổ sung đủ nước

2.3. Chăm sóc vết mổ thật kỹ

Nếu bạn sinh mổ, vậy phải chăm sóc thật kỹ vết thương trong giai đoạn ở cữ sau sinh để tránh nhiễm trùng hay một số tình trạng nguy hiểm khác. Các vết mổ sẽ khiến bạn cảm thấy đau, ngứa dẫn đến khó chịu, mệt mỏi, bạn tránh vận động mạnh quá sức, để tránh gây tác động lên vết thương.

2.4. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với bé. Việc các mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các dưỡng chất cần thiết vừa giúp phục hồi nhanh chóng sau sinh. Đảm bảo bé có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt thông qua đường sữa mẹ.

3. Làm gì để hạn chế mệt mỏi sau sinh

Các bà mẹ sẽ khó tránh khỏi các trường hợp mệt mỏi, lo lắng sau sinh. Vậy hãy thử những cách sau đây để nhanh chóng lấy lại tinh thần nhé.

Ở cữ sau sinh
  • Chợp mắt nghỉ ngơi nếu bạn đang cảm thấy uể oải, mệt mỏi, Một giấc ngủ ngắn cũng có thể giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng.
  • Vận động nhẹ nhàng, đọc sách , thư giãn cùng các bản nhạc
  • Tắm nước ấm để thư giãn cơ thể
  • Nói chuyện, chia sẻ cùng gia đình và bạn bè để giải tỏa áp lực trong thời gian ở cữ
  • Chơi đùa với bé để có những giây phút vui vẻ, thoải mái

4. Những trường hợp nào bạn cần đi khám bác sĩ khi ở cữ

  • Sốt cao từ 38 độ trở lên
  • Sản dịch ra nhiều, chứa các cục máu đông
  • Vết mổ bị nhiễm trùng hoặc vết rạch tầng sinh mộ đỏ, chảy mủ
  • Đau đầu, thị lực giảm, gây ra ảo giác
  • Viêm vú hoặc quầng vú, núm vú nứt, chảy máu
  • Âm đạo bị đau, dịch âm đạo có mùi khó chịu
  • Tiểu buốt, không thể kiểm soát tình trạng tiểu tiện
  • Đau bụng nhiều, quằn quại
  • Bị sưng đau ở chân
  • Ho, đau ngực, buồn nôn hoặc nôn
  • Có dấu hiệu trầm cảm sau sinh.

Trong thời gian ở cữ sau sinh nhất định phải giữ giữ sức khỏe thật tốt, lưu ý ở cữ sau sinh để cơ thể nhanh hồi phục cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé được phát triển tốt nhất. Tiếp tục theo dõi mẹ và bé 24h để cập nhật nhanh nhất những thông tin về mẹ và bé nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *