Làm gì khi trẻ biếng ăn. Các nguyên nhân và giải pháp?

Làm gì khi trẻ biếng ăn

Chăm sóc trẻ nhỏ không phải là điều đơn giản đối với các bậc phụ huynh. Đặc biệt trong trường hợp trẻ biếng ăn lại càng khó khăn. Vậy đâu là nguyên nhân và làm sao có thể giúp bé ăn ngon miệng hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Trẻ biếng ăn thường có những biểu hiện gì?

Biến ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1-6 tuổi khiến các bậc phụ huynh đau đầu, mệt mỏi. Khi biếng ăn trẻ sẽ không có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Điều này khiến bé chậm lớn và kém phát triển hơn những trẻ đồng lứa. Các biểu hiện của trẻ biếng ăn thường là:

  • Bé sẽ cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy thức ăn được bày ra
  • Bé chỉ ăn một và loại món ăn nhất định dù có nhiều sự lựa chọn
  • Chậm ăn, ăn ít hơn bình thường
  • Bé kéo dài bữa ăn so với mọi khi
  • Không tăng cân trong vài tháng liên tục
  • Có cảm giác buồn nôn khi dọn thức ăn
trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn

2.1. Thời gian sinh hoạt không hợp lý

Nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn có thể là thời gian bữa ăn kéo dài, để bé ngậm thức ăn quá lâu hoặc bé ít nhai thức ăn. Điều đó có thể dẫn đến việc hấp thu chất dinh dưỡng kém, bé sợ nuốt và khó ăn các dạng thực phẩm cần nhai như cơm, rau củ quả, thịt cá,…

2.2. Không cho trẻ ăn đúng lúc

Việc hình thành thói quen do ảnh hưởng từ cha mẹ như ép trẻ ăn trong khi trẻ chưa đói hoặc cho bé vừa chơi đùa vừa ăn, điều đó dẫn đến thói quen xấu cho bé. Bé sẽ thường không muốn ăn khi không có được chơi hoặc kéo thời gian ăn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn mà bậc phụ huynh cần chú ý.

2.3. Bé chỉ ăn những món thường ngày, món mà bé thích

Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Thói quen này khiến bé không hấp thụ những dưỡng chất cần thiết làm bé chậm ăn và không muốn ăn.

trẻ biếng ăn

2.4. Yếu tố tâm lý gây ra tình trạng biếng ăn

Trẻ sẽ có tâm lý sợ sệt nếu cha mẹ tạo cho bé sự sợ hãi như quát mắng, la khi bé không chịu ăn. Hay việc ép bé ăn nhiều khi không muốn ăn hoặc đã no lâu ngày dẫn đến tình chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ. Khiến bé ngày càng chán ăn hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Việc chịu đựng những cảm giác khó chịu dễ dàng làm bé nảy sinh tâm lý chán ăn. Vì vậy tốt nhất bậc phụ huynh cần cho bé có những bữa ăn hợp lý khi bé thật sự muốn, cho bé ăn đúng lúc tạo nên thói quen ăn uống hàng ngày cho bé.

2.5. Do vấn đề sức khỏe

  • Do bé bị buồn nôn, đau bụng tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa
  • Trẻ bắt đầu mọc răng, khó khăn trong việc ăn uống
  • Trẻ có thể nhiễm bệnh do vi khuẩn hoặc virus như viêm mũi, họng, tai,… gây ra các chứng sốt, ho. mệt mỏi,… dẫn đến tình trạng biếng ăn.
trẻ biếng ăn

2.6. Do yếu tố sinh học hoặc do di truyền

Xu hướng biếng ăn cũng có thể do di truyền. Nếu trẻ được sinh ra trong gia đình có tiểu sử các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, suy thận, xơ gan,… thì bé sẽ có khả năng biếng ăn cao hơn những bé khác.

3. Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

Tùy vào các điều kiện khác nhau về độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe mà bé cần hấp thu một lượng calo khác nhau. Các trẻ biếng ăn chậm lớn thường có sức đề kháng yếu. Các biện pháp sau đây sẽ phần nào giúp con bạn giảm đi tình trạng biếng ăn.

3.1. Không ép bé khi không muốn ăn

Nếu phụ huynh còn ép bé ăn với việc la mắng, đe dọa sẽ khiến tình trạng biến ăn của trẻ ngày càng trầm trọng hơn. Tập trung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong các bữa ăn chính và duy trì thời gian phù hợp qua các ngày sẽ giúp bé quen với các bữa ăn. Nếu muốn cho bé bắt đầu thử món mới, các bạn nên thay thế trong các bữa ăn chính để bé dễ dàng có thể thưởng thức.

3.2. Tạo thực đơn đa dạng và trình bày đẹp mắt

Tạo thực đơn đa dạng và bắt mắt kích thích sự tò mò của trẻ

Các bé nhỏ thường có xu hướng thích những hình ảnh mới lạ hoặc màu sắc nổi bật. Các mẹ nên bày trí món ăn đẹp mắt cũng như lựa chọn những món ăn có nhiều màu sắc tốt cho bé. Điều này sẽ kích thích sự tò mò và thèm ăn của trẻ để bé có thể thưởng thức tất cả các món ăn mà mẹ đã chuẩn bị.

3.3. Cho trẻ ăn đúng giờ và ăn cùng gia đình

Các mẹ hãy chú ý đặt các bữa ăn trong những khoảng thời gian nhất định, không nên cho bé ăn tùy tiện các khoản thời gian trong ngày. Trẻ con thường có xu hướng bắt chước theo hành động của người khác. Nếu có bé ăn cùng với gia đình, bé sẽ có những thói quen tốt cũng như có xu hướng ăn ngon và ăn nhiều hơn.

3.4. Bổ sung chất dinh dưỡng cho bé trong các bữa ăn nhẹ

Việc cho bé ăn nhẹ sẽ giúp bé có được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Bạn có thể bổ sung trái cây, sữa chua, bánh ngọt,… những thực phẩm dễ ăn và có khẩu vị phù hợp với trẻ. Tuy nhiên không nên cho bé ăn quá gần với bữa chính, điều đó có thể khiến bé chán ăn trong những bữa ăn quan trọng này. Cần cân nhắc để đưa ra khoản thời gian ăn nhẹ hợp lý cho bé.

3.5. Hạn chế cho bé uống quá nhiều nước khi ăn

Cho bé uống nhiều nước làm bé mau no, không còn cảm giác thèm ăn, từ đó có thể bổ sung không đủ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của bé.

Bạn cũng nên hạn chế cho bé uống sữa nhiều vào buổi tối vì nó sẽ hạn chế khả năng ăn uống của bé vào buổi sáng hôm sau.

3.6. Đảm bảo thức ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng

Bạn cần chú ý đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong món ăn cho trẻ. Nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ nhỏ.

Bạn có thể kích thích khả năng ăn uống cho trẻ bằng cách cho bé  tự quyết định mình muốn ăn gì, bạn có thể trao đổi cùng bé những món ăn mà bé thích nhưng phải đầy đủ chất dinh dưỡng nhất định.

3.7. Không cho bé thực hiện các hoạt động khác trong lúc ăn

Các bậc phụ huynh thường có xu hướng cho trẻ nghịch điện thoại, xem tivi trong lúc ăn để kích thích sự ăn uống của trẻ. Tuy nhiên điều này là sai lầm, trẻ sẽ ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, và không chịu ăn nếu không có nó.

trẻ biếng ăn
Không cho bé dùng thiết bị điện tử khi đang ăn

Đặc biệt hạn chế cho bé chơi đồ chơi hay truyện tranh vì bé dễ bị sao nhãn trong việc ăn uống và trong những lần tiếp theo bé sẽ không chịu ăn nếu không có những thứ đó.

3.8. Cho trẻ vận động

Ít vận động cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Các phụ huynh cần dành nhiều thời gian vận động cùng con như chạy bộ, đuổi bắt, đá banh,… Vận động sẽ kích thích việc bé mau đói bởi tốn khá nhiều năng lượng và cũng giúp bé có được sức khỏe tốt hơn.

4. Những vấn đề khác liên quan đến chứng biếng ăn ở trẻ

4.1. Giúp con hiểu được tầm quan trọng của ăn uống

Việc giúp con hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của bữa ăn sẽ giúp trẻ dễ dàng muốn ăn hơn. Giúp bé hiểu bữa sáng quan trọng và cần thiết như thế nào đến sức khỏe. Những món ăn nhanh chỉ bổ trợ cho bé thêm trong những lúc đói.

4.2. Có nên cho bé dùng các loại thuốc bổ sung thêm

Các loại vitamin và khoáng chất sẽ giúp bé có thêm năng lượng cũng như sức đề kháng, nó rất cần cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu có thể, hãy cố gắng đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé cần một chế độ ăn uống dinh dưỡng và lành mạnh. Việc dùng thuốc bổ sung phải có những chỉ định rõ ràng từ bác sĩ.

trẻ biếng ăn

 Những kiến thức về vấn đề trẻ biếng ăn ở trên có thể giúp bạn hiểu thêm về tình trạng biếng ăn của bé và có những cách khắc phục phù hợp để bé không còn tình trạng biến ăn và phát triển tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *