Khám hậu sản: An tâm, vững tin chăm sóc các mẹ

khám hậu sản

Thăm khám hậu sản sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm các bệnh hậu sản nguy hiểm đến tính mạng và khả năng sinh sản về sau như: băng huyết, sản mòn, sa tử cung, sản dịch, nhiễm khuẩn hậu sản…

Tại sao phải khám hậu sản?

Nhiều khuyến cáo cho rằng phụ nữ sau sinh cần phải được tái khám sau 1 tháng hoặc 6 tuần để kiểm tra sự phục hồi thể chất sau khi mang thai và sinh nở. Điều này để xem xét sự thay đổi cảm xúc của mẹ với các sự việc xung quanh, giúp tìm hiểu và giải quyết những vấn đề của mẹ trong tương lai.

Cũng có thể, bạn cũng cần gặp bác sĩ trước khoảng thời điểm này. Trường hợp khi bạn được thực hiện sinh mổ, đến khám để kiểm tra lại vết mổ một hoặc hai tuần, đảm bảo vết mổ đang liền lại một cách tự nhiên.

Khám hậu sản: An tâm, vững tin chăm sóc các mẹ

Bên cạnh đó, bạn có thể gặp một số cơn đau nhức liên quan đến việc mang thai hoặc sinh nở. Bạn có thể hỏi thăm ý kiến bác sĩ về sự biến đổi của cơ thể mình.

Thỉnh thoải khi bạn có những vấn đề tâm sinh lý cần sự giúp đỡ ngay lập tức. Khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ mà không cần đợi đến lịch hẹn.

Những chủ đề được trao đổi khi đi khám hậu sản 

Trong quá trình mang thai sẽ có những triệu chứng sinh lý như vẫn còn kinh nguyệt, không thoải mái, đau âm đạo và xương chậu, đi tiểu nhiều lần hoặc đau ngực.

Bác sĩ cũng luôn muốn khảo sát tâm lý của bạn, chẳng hạn như nhu cầu làm mẹ cũng như vấn đề về mặt tâm lý mà bạn đã chịu đựng. Đừng cảm thấy ngại ngùng mà hãy chia sẻ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo âu, phiền muộn.

Khám hậu sản: An tâm, vững tin chăm sóc các mẹ

Những vấn đề bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ như:

Các bước khám hậu sản

Khi tới bệnh viện thăm khám hậu sản, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra theo:

  • Kiểm tra cân nặng và huyết áp của bạn
  • Kiểm tra phần bụng để đảm bảo da bụng không bị mềm yếu. Nếu như sinh mổ thì bác sĩ sẽ kiểm tra vết khâu.
  • Kiểm tra ngực để đảm bảo không có chỗ sưng u, mềm nhũn, đỏ ửng, núm vú bị nứt hoặc bị chảy mủ.
  • Kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài bao gồm luôn phần đáy chậu. Nếu phải tiến hành rạch âm hộ để thuận tiện cho việc sinh nở thì bác sĩ sẽ kiểm tra xem vết thương đã lành chưa.
  • Làm một bài kiểm tra mỏ vịt để xem âm đạo và cổ tử cung có vết bầm tím, trầy hay vết rách nào không. Và nếu mẹ phải làm xét nghiệm Pap (xét nghiệm Phết tế bào cổ tử cung) thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành luôn trong quá trình kiểm tra mỏ vịt.
  • Làm kiểm tra về khung xương chậu và dạ con để xem nó có co lại một cách tự nhiên không
  • Kiểm tra cổ tử cung và buồng trứng có vấn đề không cũng như các cơ ở phần âm đạo. Có thể xét nghiệm luôn cả trực trạng.
Khám hậu sản: An tâm, vững tin chăm sóc các mẹ

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về khám hậu sản, những bước tiến hành để gia đình có thể an tâm về các mẹ hơn. Đừng quên ghé Chọn 365 để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *