Kế hoạch chi tiêu là một phần quan trọng giúp bạn cân bằng cuộc sống khi có trẻ nhỏ trong gia đình. Lập kế hoạch chi tiết hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Việc chi tiêu hàng tháng trong gia đình luôn là vấn đề gây ra nhiều đau đầu. Việc chi tiêu như thế nào là hợp lý, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho cả gia đình và vẫn có khoản tiết kiệm? Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ việc chi tiêu trở nên khó khăn hơn. Vậy cần lập kế hoạch chi tiêu như thế nào để cân bằng tốt nhất?
1. Xây dựng ngân sách kế hoạch chi tiêu trong hoàn cảnh mới
Việc chi tiêu của một gia đình chưa có con nhỏ và có con nhỏ sẽ hoàn toàn khác biệt với nhau. Khi có sự xuất hiện của một thành viên nhí trong gia đình, việc chi tiêu hàng tháng sẽ có sự thay đổi. Chính vì vậy, ngay từ khi chuẩn bị đón thêm thành viên mới, bạn đã cần lập kế hoạch chi tiêu cho hoàn cảnh mới.
Bảng ngân sách chi tiêu theo từng giai đoạn phát triển của con sẽ giúp bạn định hình được mức kinh phí mình cần chuẩn bị. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống. Đồng thời có thêm động lực để cố gắng trong công việc mỗi ngày.
- Ngân sách cần chi tiêu khi con 1 tuổi: chi phí cần cho 1 năm đầu cho một đứa trẻ khá tốn kém. Bên cạnh những khoản chi tiêu cần thiết như bỉm, sữa, đồ chơi, tiêm phòng vắc xin định kỳ,… thì những khoản chi tiêu phát sinh như tiềm khám bệnh, quần áo, đồ chơi,… cũng sẽ chiếm khá nhiều. Bạn nên thiết lập một khoản chi tiêu hợp lý. Bạn có thể thiết lập ngân sách hàng tháng, quý để có thể phù hợp hơn với mức chi tiêu.
- Ngân sách dành cho trẻ từ 2 tuổi trở đi: đây là thời điểm trẻ có thể bắt đầu đi học. Bên cạnh đó, khi trẻ lớn hơn thì cần chi tiêu nhiều hơn. Mức chi phí sẽ tăng dần theo các năm. Bạn nên lập thêm một số khoản chi phí để đảm bảo cân bằng cho sinh hoạt.
2. Kế hoạch tiết kiệm để trẻ đi học trong tương lai
Bên cạnh các chi phí ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tháng, quý, năm thì việc chuẩn bị thêm khoản kinh phí để trẻ đi học trong tương lai là điều vô cùng cần thiết. Trẻ đi học có thể phát sinh thêm rất nhiều chi phí từ các cấp từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tới đại học.
Với mỗi cấp học sẽ cần đến những khoản chi phí khác nhau. Bạn có thể lựa chọn cho con những ngôi trường cơ bản hoặc trường quốc tế. Tùy thuộc vào môi trường học tập mà mức chi tiêu sẽ cao hoặc thấp. Việc lên kế hoạch tiết kiệm để trẻ đi học trong tương lai chính là giải pháp thông minh. Kế hoạch chi tiêu này sẽ giúp bạn bớt được một phần áp lực khi trẻ bắt đầu đi học.
3. Quỹ tiết kiệm hàng tháng
Tiết kiệm là một quỹ không thể thiếu được trong mỗi gia đình khi lên kế hoạch chi tiết. Hạn mức tiết kiệm không cần quá nhiều. Chỉ cần trích ra một phần nhỏ trong tiền lương để “góp gió thành bão”. Số tiền tiết kiệm được đến một giai đoạn nào đó sẽ phát huy được hiệu quả của mình.
4. Quỹ khẩn cấp cần thiết
Trong kế hoạch chi tiêu không thể thiếu quỹ khẩn cấp. Qũy khẩn cấp đóng vai trò quan trọng đối với sinh hoạt trong gia đình. Theo đó, trong cuộc sống sẽ luôn có những sự kiện bất ngờ như ốm đau, kế hoạch nào đó, thất nghiệp,… Những tình huống này, quỹ khẩn cấp sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
Bạn sẽ vẫn có đủ tài chính để lo cho cuộc sống hàng ngày. Em bé cũng vấn được chăm sóc tốt mà không hề bị tác động bởi những vấn đề xảy ra đột ngột trong gia đình.
5. Mua bảo hiểm cho con
Mua bảo hiểm vừa là một hình thức tiết kiệm vừa giúp bảo vệ con bạn trong những tình huống rủi ro bất ngờ xảy ra. Mua bảo hiểm cho bé chính là một hình thức tích lũy lâu dài dành cho bé khi đến tuổi trưởng thành.
Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình, bạn có thể lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp. Các công ty bảo hiểm hiện nay có rất nhiều gói bảo hiểm với mức phí và thời gian khác nhau. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng lựa chọn gói bảo hiểm mà mình muốn tích lũy cho con.
6. Bổ sung thêm tên con ở di chúc thừa kế
Đối với những gia đình giàu có, khối lượng tài sản nhiều thì việc lập di chúc là vô cùng cần thiết. Việc bổ sung tên con và di chúc thừa kế cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Vấn đề này có nhiều người sẽ cảm thấy xa vời tuy nhiên đây chính là việc giúp đảm bảo quyền lợi cho trẻ.
Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra. Việc bạn bổ sung tên con vào di chúc thừa kế sẽ là cách để bảo vệ lợi ích trẻ đáng được nhận. Bé sẽ được trao phần tài sản đáng được nhận khi bố mẹ mất đi.Lập kế hoạch chi tiêu ngay từ khi trẻ mới ra đời là điều cần thiết cho mỗi gia đình. Việc lập bảng kế hoạch chi tiêu theo từng mục cụ thể sẽ mang đến cho bạn mức chi tiêu cân đối, khoa học trong một tháng. Giải quyết hiệu quả tình trạng đau đầu mỗi khi chi tiêu trong gia đình.