Góc giải đáp: Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

Hãy cho con ăn đủ chất nhé

Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm là thích hợp? Có những phương pháp nào? Cách để cho trẻ làm quen với điều này là gì? Đây có phải điều mẹ đang thắc mắc?

Ăn dặm là một trong những bước ngoặt của quá trình phát triển ở trẻ sơ sinh. Lúc này, con sẽ bắt đầu tập làm quen với các loại thức ăn để đang dạng hơn nguồn thực phẩm giúp nuôi dưỡng cơ thể ngoài sữa mẹ. Vậy khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm và cho con ăn dặm như thế nào là đúng cách? Mẹ hãy bắt đầu khám phá ngay sau đây nhé.

Góc giải đáp: Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?
Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

1. Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ. Theo như lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 6 tháng đầu đời, mẹ không nên cho con ăn hay uống bất cứ loại thức ăn nào ngoài sữa mẹ. Vậy khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm? 

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ em bé của bạn sẵn sàng bước vào “cuộc chiến” ăn dặm khi đáp ứng đủ các điều kiện đó là:

  • Trọng lượng của con đã tăng ít nhất là gấp đôi so với thời điểm mới sinh.
  • Con đã có thể ngồi vững, ngẩng đầu tốt mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn.
  • Bé  thích thú khi nhìn thấy thức ăn. Ví dụ như: quan sát người lớn ăn, chủ động với lấy thức ăn trên bàn…
  • Khi đút cho con, bé có thể tự di chuyển đồ ăn vào miệng chứ không nhổ ra ngoài ngay.

Thường thì sau 6 tháng, sữa mẹ gần như đã không thể dung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng hằng ngày của con. Mỗi một ngày, trẻ cần khoảng 700kcal/ngày. Đó là lý do vì sao mà đến tháng thứ 6 trở đi thì con nên được bổ sung thêm các loại đồ ăn dặm thích hợp. Nếu không được đảm bảo đủ nhu cầu hằng ngày, con sẽ bị còi cọc, phát triển chậm. Thậm chí là còn khiến cho con hay cáu gắt và khó chịu, ngủ không ngon, quấy khóc.

Góc giải đáp: Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?
Theo như lời khuyên của các chuyên gia thì 6 tháng là thời điểm cho con ăn dặm phù hợp

2. Cách bắt đầu ăn dặm chủ động

Biết được khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm sẽ là cách giúp bạn chuẩn bị một cách đầy đủ cho quá trình này của con mình. Chắc chắn mẹ sẽ có chút lo lắng khi con bắt đầu bước vào giai đoạn này đấy. Nhưng hãy cứ yên tâm và thật bình tĩnh nhé. Chỉ cần ghi nhớ những điều sau đây:

  • Đảm bảo rằng con đã đạt được những tiêu chuẩn về cân nặng cũng như số tháng để có thể bắt đầu ăn dặm. 
  • Chuẩn bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ cho quá trình này của con bao gồm: ghế ăn dặm, bộ đồ ăn dặm, bình bóp, túi nhai chống hóc, yếm…
  • Lên kế hoạch thật chỉn chu và chi tiết cho vấn đề này với từng bước chuyển dần từ ăn lỏng sang ăn thô. 
  • Chọn các loại thức ăn khác nhau cho con vào từng thời điểm để con làm quen.
  • Nếu trẻ không muốn ăn dặm, quấy khóc cũng không nên quá ép con khiến chúng sợ hãi việc ăn uống.
Góc giải đáp: Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?
Đồ ăn dặm rất phong phú chủ cần mẹ đảm bảo các nguyên tắc là được

3. Nguyên tắc ăn dặm đúng cách

Ăn dặm là cả một quá trình mà chắc chắn cả gia đình sẽ cùng phải cố gắng đặc biệt là các mẹ. Sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau về phương pháp này khiến mẹ phân vân, lo lắng. Nhưng mẹ đừng áp dụng chúng một cách quá máy móc. Chỉ cần ghi nhớ những nguyên tắc được Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) đưa ra sau đây và áp dụng là được.

  • Khi bắt đầu, hãy cho con ăn các loại thức ăn gần giống như sữa mẹ hoặc sữa công thức để con làm quen. 
  • Tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” tức là cho con ăn bột ngọt trước sau đó chuyển dần sang bột mặn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.
  • Nguyên tắc “ít – nhiều” giúp hệ tiêu hóa của con có thể thích ứng dần với loại thức ăn khác thay vì sữa mẹ. 
  • Nguyên tắc “loãng – đặc” sẽ giúp cho trẻ không bị “phản ứng” trong lần đầu tiếp xúc với thức ăn lạ cũng như để cho hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian thích ứng dần với các loại đồ ăn phức tạp.
  • Nguyên tắc “tô màu chén bột” với đủ 4 nhóm thức ăn cần thiết đối với cơ thể của con giúp chúng có thể phát triển tốt nhất.
  • Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” nếu như con không muốn. Hãy tạm dừng một vài ngày rồi bắt đầu luyện tập lại để con không bị căng thẳng và sợ hãi.
Góc giải đáp: Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?
Nếu con không thích ăn dặm mẹ có thể dừng lại vài ngày

4. Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm và loại thực phẩm phù hợp

Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm để con hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất và những loại thực phẩm nào là phù hợp dành cho con? Câu trả lời cho mẹ đó là hãy cho con ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm cần thiết đối với cơ thể như sau:

Nhóm chất bột đường

Nhóm thực phẩm đầu tiên mà mẹ nên lựa chọn giúp cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng hàng ngày cho bé trong thời kỳ ăn dặm đó chính là bột đường. Các chất bột đường này khá đa dạng. Mẹ có thể nghiền bột để đun cháo cho con hoặc cho bé ăn khoai, bột yến mạch giúp cho thực đơn hằng ngày của con trở nên phong phú hơn. Ngoài ra còn rất nhiều sự lựa chọn khác cho mẹ đó là súp, bún, phở, bánh đa,…

Lưu ý khi mẹ cho con ăn cháo bột gạo đó là chưa nên cho con sử dụng gạo nếp như vậy sẽ khiến con khó ăn. Cũng không nên kết hợp với các nguyên liệu khác như ý dĩ, hạt sen, đậu xanh. Chúng chỉ thích hợp khi con trên 1 tuổi mà thôi. 

4.1. Nhóm chất đạm

Chất đạm được xem là một dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Chúng có tác dụng là cung cấp các axit amin cần thiết đối với cơ thể từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào. 

Tuy nhiên, trong thời điểm mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ không nên cho con ăn quá nhiều đạm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé. Lượng đạm phù hợp với trẻ theo từng giai đoạn như sau: 

  • Chất đạm phù hợp với quá trình bắt đầu ăn dặm của con bao gồm các loại thịt nạc (lợn, gà) và lòng đỏ trứng gà. Đây đều là những thực phẩm giàu đạm và rất dễ tiêu hóa. 
  • Bắt đầu sang tháng thứ 7 thì mẹ có thể thêm vào thực đơn của con các loại thịt là thịt bò, cá, tôm, cua. Kết hợp với các loại đạm thực vật có trong các loại đậu đỗ để con có thể phát triển khỏe mạnh toàn diện hơn nhé. 
  • Bước sang dấu mốc 1 tuổi, con đã có thể ăn cả quả trứng gà thay vì chỉ ăn lòng đỏ như trước đây. 
Góc giải đáp: Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?
Rau củ, trái cây là nhóm dinh dưỡng rất quan trọng đối với con

4.2. Nhóm rau củ và trái cây

Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm thì mẹ cũng không nên bỏ qua nhóm rau xanh và trái cây rất cần thiết cho sự phát triển của con đâu. Nhóm thực phẩm này sẽ là nguồn cung cấp vitamin và một số khoáng chất đặc biệt là chất xơ giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. 

Một số phương pháp chế biến trái cây, phù hợp cho con ăn dặm đó là: vắt nước cam, nạo chuối tiêu, xoài xay, đu đủ xay… Đối với các loại rau thì thời điểm này cách chế biến phù hợp nhất là luộc với nước để đảm bảo giữ nguyên được hương vị tự nhiên của rau giúp con làm quen một cách dễ dàng hơn.

4.3. Nhóm chất béo

Chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng hằng ngày cho trẻ cũng như đóng góp vào việc hình thành màng tế bào và mô não. Chúng cũng là dung môi để giúp các loại vitamin như A,D,E,K… có thể hòa tan một cách dễ dàng và được hấp thu vào cơ thể.

Mẹ hãy cho con ăn xen kẽ theo tỷ lệ 1:1 giữa dầu thực vật và dầu động vật nhé. Riêng đối với dầu gấc thì chỉ cần bổ sung khoảng 1-2 lần/tuần giúp hạn chế tình trạng vàng da do thừa tiền vitamin A mà thôi.

Góc giải đáp: Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?
Hãy cho con ăn đủ chất nhé

4.4. Lưu ý khi chế biến món ăn dặm

Việc chọn xem khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm mà một điều quan trọng nhưng bên cạnh đó, bạn cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bởi cơ thể trẻ lúc này còn khá yếu, chúng không thể ăn được đầy đủ các loại thực phẩm cũng như gia vị như đối với người lớn. Cụ thể như sau:

Nên thêm 1 chút dầu khi nấu ăn dặm cho bé

Chất béo là 1 trong 4 nhóm nhất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Và cách để bổ sung chất này đó chính là thêm mỡ/dầu ăn vào đồ ăn của con. Mẹ nên thêm một chút dầu thực vật vào đồ ăn sau khi đã nấu chín. Điều này giúp hòa tan các chất khác dễ dàng hơn và hệ tiêu hóa của con cũng dễ hấp thu hơn. Đặc biệt là hỗ trợ quá trình hấp thu canxi và vitamin D rất cần thiết cho trẻ.

Không nên thêm gia vị/nước mắm khi con mới ăn dặm

Nêm nếm gia vị giống như đồ ăn của người lớn cho con dễ ăn là sai lầm của không ít các bà, các mẹ khi con mới bắt đầu ăn dặm. Nếu cho con ăn các loại gia vị quá sớm sẽ không tốt cho thận của bé. Bộ phận này sẽ phải hoạt động quá sức khiến con mắc phải nhiều bệnh tật khác nhau. Vì thế, mẹ hãy lưu ý nhé. 

Không nên sử dụng gia vị trong thức ăn của con

4.5. Nguyên liệu cần sạch và an toàn

Nguyên liệu để sử dụng làm thức ăn cho bé trong quá trình ăn dặm luôn phải đảm bảo sạch và an toàn. Tốt nhất là mẹ hãy sử dụng máy khử trùng trước khi chế biến. Đồng thời, rửa sạch tay trong quá trình làm đồ ăn cho con. 

Ngoài ra thì mẹ cũng cần đảm bảo rằng nếu trong thực đơn ăn dặm của con có các loại thực phẩm có xương hoặc vỏ cứng thì chúng phải được gỡ và bóc hết để không làm con bị tổn thương.

4.6. Vệ sinh dụng cụ khi chế biến

Bên cạnh việc đảm bảo nguyên liệu sạch, an toàn thì mẹ hãy mua các loại dụng cụ chế biến đồ ăn dặm riêng để sử dụng cho con. Chúng cũng là cách để hạn chế các loại vi khuẩn có cơ hội làm hại đến sức khỏe của con. Sau khi nấu chín đồ ăn, mẹ hãy cho con ăn ngay trong vòng 2 tiếng. Đồ ăn còn thừa ở bữa trước thì không nên sử dụng tiếp cho bữa sau. Nấu đâu ăn hết đó.

Không nên để đồ ăn dặm từ bữa này sang bữa khác

Có thể thấy việc Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm và ăn gặm như thế nào là điều vô cùng quan trọng và các mẹ cần phải nắm được. Bởi khi thực hiện đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe của con nhưng nếu như sai sót ở một khâu thôi có thể mẹ sẽ phải hối hận cả đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *