Dinh dưỡng cho mẹ sinh non và những điều cần lưu ý

Dinh dưỡng cho mẹ sinh non để đảm bảo sức khỏe

Nếu bạn đang lo lắng và băn khoăn không rõ chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh non như thế nào, hãy để mevabe24h.com giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần phải cung cấp dinh dưỡng vào cơ thể để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con. Tuy nhiên, nhu cầu này không chỉ được đáp ứng trong thai kỳ mà ngay cả sau khi sinh cũng cần lưu ý. Đây là điều kiện giúp cơ thể mẹ có thể phục hồi và đủ sức khỏe để chăm sóc trẻ, đặc biệt là đối với những ai sinh non. Nếu bạn đang lo lắng và băn khoăn không rõ chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh non như thế nào, hãy để mevabe24h.com giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây. 

Dinh dưỡng cho mẹ sinh non và những điều cần lưu ý
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh non như thế nào?

1. Sinh non là gì?

Thông thường, một thai kỳ sẽ kéo dài khoảng 40 tuần. Tuy nhiên, tùy vào thời gian sinh nở thực tế mà thời gian này sẽ có sự chênh lệch đối với từng người. Nếu mẹ bầu sinh con khi chỉ mới mang thai từ hết tuần 22 đến trước 37 tuần tuổi thì sẽ được xem là sinh non. Theo nghiên cứu, một ngày nằm trong bụng mẹ thì trẻ sẽ có sự phát triển tương đương với một tuần khi ở bên ngoài. Vì vậy mà việc sinh non sẽ dẫn đến hệ quả là trẻ được sinh ra khi chưa được phát triển một cách đầy đủ về trí tuệ lẫn thể chất. 

Biểu hiện phổ biến của các bé sinh non sẽ là cơ thể nhẹ cân, dễ mắc các bệnh vì nhiễm trùng, chậm hấp thụ dinh dưỡng, khó tiêu, suy hô hấp,… vì hệ miễn dịch kém. Việc sinh non cũng tăng khả năng trẻ bị mắc các bệnh lý như bệnh tim bẩm sinh, võng mạc, bệnh về đường tiêu hoá,… Mặc dù hiếm gặp hơn, nhưng các trẻ sinh non còn có thể gặp phải tình trạng rối loạn hành vi, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ trong tương lai. 

2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh non là gì? 

Có thể nói, việc sinh non là tình trạng mà không bất kỳ mẹ bầu nào mong muốn. Theo thống kê thì nguyên nhân chủ yếu, chiếm khoảng 50% trường hợp mẹ sinh non là vô căn, tức là không rõ nguyên nhân. Đối với các trường hợp còn lại thì có 3 nguyên nhân chính yếu như sau: 

Dinh dưỡng cho mẹ sinh non và những điều cần lưu ý
Phần lớn các trường hợp sinh non đều vô căn 

2.1. Do thai nhi

Việc sinh non do thai nhi xuất phát từ các vấn đề mà thai nhi gặp phải trong thai kỳ như đa ối, đa thai, thai dị dạng, vỡ ối non, viêm màng ối vì nhiễm trùng,… Những tình trạng này đều sẽ khiến nguy cơ mẹ sinh non cao hơn so với thông thường. 

2.2. Do người mẹ

  • Sản phụ thừa hoặc thiếu cân trước khi mang thai 
  • Bị mắc các bệnh mãn tính, như tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, máu đông,…
  • Tử cung của mẹ bầu bị hở eo, dị dạng, tử cung ngắn,… 
  • Sản phụ bị viêm ruột thừa hoặc viêm đài bể thận 
  • Sản phụ có tiền sử sinh con liền nhau, sinh non hoặc sảy thai 
  • Chế độ sinh hoạt của sản phụ không lành mạnh, sử dụng các chất kích thích như thuốc, bia, rượu,… hoặc bị lo lắng, căng thẳng quá độ 
  • Mẹ bị nhiễm trùng vùng kín và màng ối bị ảnh hưởng 
  • Sản phụ từng phẫu thuật cổ tử cung hoặc trên tử cung 

2.3. Do nhau thai

Hiện tượng sinh non còn có thể xảy ra vì nhau thai: các bệnh lý liên quan như nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược hay là thiểu năng nhau khiến thai nhi không được cung cấp chất dinh dưỡng,… 

3. Các dấu hiệu của hiện tượng sinh non là gì? 

Nếu mang thai chưa qua tuần thứ 36 thì khi gặp phải các dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu cần phải đến những cơ sở y tế thăm khám và hỗ trợ: 

  • Âm đạo chảy dịch nhiều hơn bình thường, chất dịch lỏng và nhầy hơn, có lẫn máu 
  • Bị xuất huyết âm đạo và có cảm giác bụng đau quặn, thậm chí là bị những cơn đau kéo dài hơn 4 giờ/lần 
  • Màng ối bị vỡ 
  • Vùng xương chậu bị tăng áp lực, vùng bụng bị chuột rút nhẹ 
Dinh dưỡng cho mẹ sinh non và những điều cần lưu ý
Khi gặp dấu hiệu sinh non cần đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời 

4. Trẻ sinh non sớm sẽ gặp những rủi ro gì? 

Thực tế, không phải trẻ nào sinh non đều sẽ gặp những biến chứng xấu liên quan đến sức khoẻ. Tuy nhiên, sinh non luôn gây những ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn đến bé. Một số tình trạng ảnh hưởng mẹ bầu có thể nhận thấy được ngay từ lúc vừa sinh ra, nhưng vẫn có các vấn đề cho đến khi bé phát triển thì mới xuất hiện. 

4.1. Các biến chứng ngắn hạn

  • Tăng khả năng bị suy hô hấp, ngừng thở kéo dài hoặc loạn sản phế quản phổi 
  • Tăng khả năng gặp những vấn đề liên quan đến tim ví dụ như hạ huyết áp, còn ống động mạch (PDA),…
  • Có khả năng xuất huyết não cao, có thể làm tổn thương não vĩnh viễn
  • Thân nhiệt bị hạ sau sinh vì mỡ dưới da không đủ hoặc lượng đường trong máu thấp 
  • Trẻ chưa hình thành hệ tiêu hoá, dễ gặp những biến chứng liên quan như tế bào lót thành ruột bị tổn thương, viêm ruột hoại tử 
  • Dễ gặp các vấn đề về máu hay vàng da sơ sinh 
  • Hệ thống miễn dịch kém, tăng cao nguy cơ nhiễm trùng 

4.2. Các biến chứng lâu dài 

  • Gặp vấn đề ảnh hưởng đến thị lực và thính giác 
  • Nguy cơ trí tuệ kém phát triển hơn so với trẻ được sinh đủ tháng 
  • Bị bại não vì nhiễm trùng hoặc vì máu không tới não đủ lưu lượng 
  • Tăng khả năng gặp các tình trạng xấu đến sức khỏe ví dụ như hen suyễn, nhiễm trung mãn tính, bệnh lý dạ dày,… 
Dinh dưỡng cho mẹ sinh non và những điều cần lưu ý
Trẻ sinh non có nguy cơ trí tuệ kém phát triển cao

5. Dinh dưỡng cho mẹ sinh non như thế nào? 

Việc sinh non không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lẫn sự phát triển của trẻ mà ngay cả sức khoẻ của sản phụ cũng sẽ bị suy giảm. Chính vì trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh non, mẹ cần phải bổ sung chất dinh dưỡng nhiều hơn để cơ thể có thể phục hồi hiệu quả, có nguồn sữa dồi dào hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn.  

5.1. Vấn đề về chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh non 

Thực tế thì nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ sinh non không quá khác biệt so với các sản phụ sinh thường. Các mẹ bầu sinh con non cần phải đặc biệt lưu ý và quan tâm hơn đối với chế độ dinh dưỡng của mình. Trước hết, mẹ bầu sau khi sinh cần được bổ sung đầy đủ các thực phẩm nhiều chất sắt, DHA, canxi, axit folic. Đây là các loại chất tăng khả năng miễn dịch cho cả mẹ lẫn bé, đồng thời cũng giúp trẻ phát triển tốt hơn về trí não và hệ thần kinh. Việc bổ sung những dưỡng chất chất trên nên thông qua đường uống, và mẹ bầu cần hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu dựa trên chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, dinh dưỡng cho mẹ sinh non phải tuân thủ việc ăn chín uống sôi. Bất cứ thực phẩm nào được hấp thụ đều phải đảm bảo nấu kỹ. Tuyệt đối không ăn các đồ ăn tái sống hay uống nước chưa được đun sôi. Đối với các loại nước ép trái cây, luôn phải rửa sạch và ngâm nước muối, hoặc sử dụng máy ozone rửa nhằm đảm bảo trái cây được tiệt trùng. 

Dinh dưỡng cho mẹ sinh non cần đảm bảo “ăn chín uống sôi”

Những mẹ bầu có tiền sử dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh sử dụng những đồ ăn được chế biến từ thực phẩm đó. Hằng ngày, thực đơn dinh dưỡng nên đổi món và đa dạng thức ăn. Mẹ bầu sẽ có cảm giác ngon miệng hơn khi ăn và cơ thể cũng được bổ sung dưỡng chất hiệu quả hơn. 

5.2. Một số điều cần chú ý khác 

Ngoài những điều liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh non thì còn một số vấn đề khác mà mẹ bầu cũng cần phải quan tâm và lưu ý. Dù đã sinh xong nhưng sản phụ tuyệt đối không sử dụng những chất kích thích, khói thuốc lá, rượu bia,… để quá trình phát triển của bé không bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Mẹ bầu cũng nên dành nhiều thời gian để thư giãn và tăng cường sức khỏe tinh thần. Việc quá lo lắng sẽ gây nên tình trạng căng thẳng quá độ và dễ gặp phải chứng trầm cảm sau sinh. Các hoạt động thư giãn mà mẹ bầu có thể tham khảo có thể kể đến như vận động nhẹ, massage đầu hay toàn thân,… Một tinh thần minh mẫn, thoải mái là điều cần thiết để mẹ có thể chăm sóc tốt cho bản thân và con của mình. 

Khi thời tiết trở lạnh, bà bầu cần được mặc ấm và không để cơ thể nhiễm lạnh. Ngược lại, nếu khi sinh vào mùa nóng thì mẹ nên mặc đồ ngắn và cọc, chất vải mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Có thể sử dụng quạt hoặc điều hoà với nhiệt độ phù hợp, tránh để gió thổi vào mặt trực tiếp. 

Dinh dưỡng cho mẹ sinh non 

Vấn đề vệ sinh cá nhân cũng là việc quan trọng. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mỗi sản phụ mà mẹ bầu có thể tắm sau khi sinh khoảng từ 3 đến 7 ngày. Trong trường hợp khi thấy sức khoẻ không được đảm bảo, mẹ bầu có thể vệ sinh các vùng cần thiết như vùng kín, tay và chân để tránh bị nhiễm trùng và không lây mầm bệnh đó sang trẻ. Đặc biệt, trước khi ăn, trước khi cho bé bú và sau khi đi vệ sinh, luôn phải rửa tay sạch sẽ. 

6. Hướng dẫn phòng ngừa đối với mẹ bầu có tiền sử sinh non 

Theo nghiên cứu, các mẹ bầu có tiền sử sinh non thì khả năng cao đối với lần mang thai tiếp theo, mẹ bầu cũng sẽ sinh non. Theo đó mà các mẹ bầu cần phải thăm khám cũng như chuẩn bị cho đợt mang thai tiếp theo tại các cơ sở khoa sản lớn, bác sĩ đảm bảo chuyên môn và có trang thiết bị hiện đại. Có như vậy thì nguyên nhân sinh non sẽ dễ dàng phát triển hơn và có thể dự phòng, chuẩn bị tốt hơn. Đặc biệt, khi thăm khám, các mẹ bầu cần phải trình bày rõ ràng với bác sĩ về tiền sử của mình để được nhận chế độ theo dõi đặc biệt. 

Dẫu có nguy cơ gặp phải việc sinh non nhưng mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá vì điều này sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng và bất an cao, và khả năng sinh non cũng sẽ theo đó mà tăng theo. Một số lưu ý và biện pháp dự phòng cho việc sinh non được các bác sĩ hướng dẫn mà bạn có thể tham khảo: 

  • Khi đã xác định mang thai, cần bỏ tuyệt đối những yếu tố tăng nguy cơ sinh non như sử dụng chất kích thích, hút thuốc, uống rượu bia,… Đồng thời, nếu gặp các bệnh viêm nhiễm như viêm đường tiết niệu, viêm nha chu, viêm nhiễm cổ tử cung hoặc âm đạo,… thì cần phải điều trị triệt để. Các bệnh lý về huyết áp, tiểu đường cũng cần được tích cực điều trị để giảm nhẹ tình trạng bệnh. 
  • chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giữ cân nặng tại mức hợp lý 
  • Cần có hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức để tăng khả năng lưu thông máu trong giai đoạn mang thai 
  • Luôn đảm bảo thăm khám một cách thường xuyên và đầy đủ theo chỉ định bác sĩ 
  • Có đầy đủ kiến thức về việc chăm sóc thai kỳ. Khi xuất hiện các vấn đề bất thường cần tới các cơ sở y tế kịp thời 
Cách phòng ngừa dành cho mẹ bầu có tiền sử sinh non 

Như vậy, mevabe24.com đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin chi tiết liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh non thông qua bài viết trên rồi đấy. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn có kiến thức đầy đủ hơn về việc sinh non, cũng như có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *