Nguyên nhân do đâu mà bé nhà bạn bị đầy hơi? Điều mẹ cần biết khi bé bị đầy hơi là gì? Cùng theo dõi bài viết để biết như thế nào là tốt cho bé nhé!
Bé nhà bạn đang khỏe mạnh bỗng dưng bị đầy hơi khó tiêu. Bé xuất hiện những biểu hiện về việc biếng ăn, quấy khóc,… Mẹ cảm thấy lo lắng và stress vì không biết làm làm sao thì khoa học và tốt cho bé. Điều mẹ cần biết khi bé bị đầy hơi là gì? Trong bài viết ngày hôm nay, hãy để mevabe24h.com giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết bé bị đầy hơi khó tiêu
Trước tiên, các mẹ cần nhận biết chính xác dấu hiệu bé bị đầy hơi được biểu hiện như thế nào.
- Vùng bụng bé bị căng tròn, nhiều hơi mặc dù bé đã ăn xong bữa ăn cách đó 1 – 2 giờ. Để xem xét tình trạng này, mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào bụng bé, lúc này sẽ nghe thấy tiếng phát ra như tiếng trống.
- Bé khó chịu dẫn đến quấy khóc và biếng ăn.
- Xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua do hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Ngay sau khi ăn, bé buồn nôn và dễ bị trớ.
- Bé thường xuyên xì hơi. Đi ngoài chất phân sền sệt/lỏng và thỉnh thoảng là táo bón.

2. Nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi khó tiêu
Trước khi đi tìm giải pháp và những điều mẹ cần biết khi bé bị đầy hơi chúng ta cần xác định rõ đâu là nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
2.1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Mẹ cho bé ăn quá nhiều, thậm chí vượt quá khả năng có thể tiêu hóa của dạ dày. Việc này sẽ khiến lượng thức ăn bị tồn lại trong dạ dày. Đây là điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn lên men và khiến bụng bị đầy hơi. Bên cạnh đó, việc trong thực đơn của bé có quá nhiều chất đạm, dầu mỡ, đồ khó tiêu,… thì việc bé bị đầy bụng là rất dễ hiểu. Trong trường hợp bị dị ứng với những loại thực phẩm/protein sữa, bé cũng sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ.
2.2. Không dung nạp đường lactose
Cơ thể bé bị thiếu hụt lactase nên không đủ để phân hủy hết đường lactose nạp vào cơ thể. Và việc lactose không được chuyển hóa, chúng sẽ đi đến đại tràng khiến trẻ bị đầy hơi khó tiêu do hiện tượng lên men yếm khí.
2.3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh cho bé
Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng đồng thời chúng có thể vô tình khiến những vi khuẩn có lợi ở hệ tiêu hóa bị tiêu diệt lây. Việc này khiến hệ vi sinh đường ruột của bé bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng bị chướng bụng đầy hơi. Có những trường hợp trẻ phản ứng lại thuốc/vacxin cũng có thể bị đầy hơi.
2.4. Bệnh lý tiêu hóa
Những trường hợp do bệnh lý tiêu hóa gây ra đầy hơi, khó tiêu ở trẻ bao gồm:
- Táo bón lâu ngày hoặc tiêu chảy
- Phình đại tràng bẩm sinh
- Hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, lồng ruột,…
Với trường hợp do bệnh lý tiêu hóa gây ra, mẹ cần đưa bé đến gặp các y bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ và thăm khám.
3. 5 điều mẹ cần biết khi bé bị đầy hơi
Dưới đây là những điều mẹ cần biết khi bé bị đầy hơi, khó tiêu. Đó cũng là những cách được coi là tối ưu nhất để giúp đường tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.
3.1. Xây dựng thực đơn khoa học và hợp lý cho bé
Việc xây dựng thực đơn hợp lý sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển chứ không riêng việc giải quyết tình trạng đầy hơi của trẻ. Do vậy, các mẹ cần chú ý cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng thịt cá, rau củ. Nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như: Sữa chua, khoai lang, chuối, rau xanh,…
Cùng với đó là lượng đạm vừa phải từ thịt lợn, bò, gà, cá,… Khuyến cáo, lượng đạm cần cho trẻ từ 1 – 3 tuổi là 15 – 18gr/ngày. Con số này tương đương với 60 – 90g thịt các loại. Cũng nên hạn chế để trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, chất béo,… do hệ tiêu hóa lúc này còn quá yếu.
3.2. Thay đổi loại sữa
Nếu trẻ uống một loại sữa mà bị đầy hơi khó tiêu, đi ngoài thì mẹ nên chú tới những lần sau. Lần sau con uống sữa vẫn gặp phải tình trạng như vậy, thì hãy đổi loại sữa khác cho con. Vì rất có thể trẻ đã dị ứng với loại protein hoặc các thành phần khác trong sữa đó.
3.3. Massage bụng thường xuyên
Massage bụng cho con sau bữa ăn khoảng 30 – 60 phút cũng là biện pháp giúp giải quyết tình trạng bé 2 tuổi bị đầy bụng khó tiêu. Mẹ thực hiện bằng cách dùng tay xoay nhẹ nhàng từ rốn ra ngoài theo chiều kim đồng hồ.
Trong quá trình trình massage, mẹ có thể dùng dầu để giảm ma sát giữa tay và da của bé, giúp bé thư giãn thoải mái. Từ đó làm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng ở bé 2 tuổi.
3.4. Chườm nóng
– Mẹ có thể dùng khăn nhúng vào nước nóng rồi vắt khô, đến khi nhiệt độ thích hợp mẹ gấp gọn đặt trên bụng trẻ.
– Dùng một chiếc khăn khác quấn quanh bụng để cố định lại. Hơi nóng từ khăn sẽ giúp đẩy khí ra khỏi bụng một cách dễ dàng.
3.5. Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh là giải pháp tốt nhất giúp cải thiện tình trạng bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi. Men vi sinh cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn, đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Nhờ đó, quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Thức ăn đều được chuyển hóa và hấp thu hết, giúp đẩy lùi tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ 2 tuổi.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp mẹ hiểu sâu hơn về tình trạng trẻ 2 tuổi bị đầy hơi chướng bụng. Mẹ nhớ bổ sung men vi sinh kết hợp với thực đơn dinh dưỡng hợp lý, massage bụng thường xuyên để hệ tiêu hóa của con luôn khỏe mạnh, hạn chế bị đầy bụng khó tiêu mẹ nhé.