Dấu hiệu sảy thai các mẹ cần chú ý để tránh trường hợp đáng tiếc

Dấu hiệu của sảy thai cần chú ý

Trong quá trình mang thai có thể có nhiều vấn về xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sảy thai để có những phát hiện kịp thời bảo vệ tốt thai nhi trong bụng.

1. Nguyên nhân dẫn đến sảy thai?

Sảy thai là tình trạng mẹ không giữ được bào thai trong bụng trước tuần 23 của thai kỳ và thường có đến 80% số ca sảy thai phát triển đến tuần 12. Các mẹ cần chú ý những dấu hiệu sau đây để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Dấu hiệu sảy thai các mẹ cần chú ý

1.1. Vấn đề về nhiễm sắc thể

Trong quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử, một số trường hợp sẽ dẫn đến việc thiếu hay thừa các nhiễm sắc thể, dẫn đến tình trạng thai nhi không bình thường hoặc sảy thai.

1.2. Nhau thai xảy ra vấn đề

Những chất dinh dưỡng cần thiết chuyển từ mẹ sang thai nhi sẽ được kết nối qua nhau thai. Vì vậy nếu nhau thai xảy ra tình trạng bất thường, chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi sẽ không được chuyển hoặc chuyển đến không đầy đủ, khiến thai nhi phát triển kém, có thể dẫn đến sảy thai.

1.3. Sản sinh không đủ lượng hormone

Một bào thai phát triển khỏe mạnh luôn có sự sản sinh đầy đủ các hormone cần thiết. Thai có bám chắc vào thành tử cung hay không phụ thuộc vào hormon progesterone. Việc cơ thể mẹ không có đủ lượng hormone này dẫn đến nhau thai không bám được vào thành tử cung để phát triển, nguy cơ cao dẫn đến sảy thai.

1.4. Sức khỏe mẹ bầu không tốt

Dấu hiệu sảy thai các mẹ cần chú ý

Nếu các mẹ bầu có các tiền sử bệnh tiểu đường, cao huyết áp,… thì nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn mức bình thường. Nếu các mẹ bị bệnh, lượng máu cung cấp cho thai nhi cũng ít dẫn đến thai nhi không phát triển bình thường và dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh truyền nhiễm thì nguy cơ sảy thai lại càng cao hơn.

1.5. Không may bị ngộ độc thực phẩm

Nếu mẹ bầu không may bị ngộ độc thực phẩm khi ăn những thực phẩm nhiễm khuẩn thì nguy cơ sảy thai vô cùng cao do chất chất độc hại có thể truyền đến cơ thể bé. Vì vậy dù ăn bất kỳ món ăn nào, bà bầu cũng cần chú ý các thành phần để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Một số thực phẩm mà các mẹ bầu cần chú ý như:

  • Vi khuẩn listeria trong sữa chua chưa qua tiệt trùng
  • Ký sinh trùng toxoplasma có trong thịt sống động vật và đồ ăn tái
  • Vi khuẩn salmonella có trong trứng sống hoặc chưa nấu chín.

1.6. Không đảm bảo chất dinh dưỡng trong các bữa ăn

Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể thai nhi sẽ không phát triển tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. 

Dấu hiệu sảy thai các mẹ cần chú ý

Ăn những đồ cay nóng, những thực phẩm gây hại như đu đủ xanh, gan động vật,… sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.

1.7. Một số nguyên nhân khác có nguy cơ sảy thai rất cao ở phụ nữ:

  • Phụ nữ có đến 20% nguy cơ sảy thai trong độ tuổi từ 35-45, và từ 45 tuổi trở lên, nguy cơ lên đến hơn 50%.
  • Phụ nữ từng gặp các vấn đề ảnh hưởng đến tử cung
  • Phụ nữ mang mắc các căn bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, lupus
  • Phụ nữ sử dụng thuốc lá, các chất kích thích, rượu bia sẽ có tỷ lệ sảy thai rất cao
  • Thiếu hoặc thừa cân sẽ dẫn đến cơ cao sảy thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ
  • Trước đó đã từng sảy thai
  • Sử dụng các loại thuốc có thành phần tăng nguy cơ sảy thai như misoprostol và methotrexate, retinoids,…
  • Cơ thể bị thiếu vitamin B và D cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai

2. Dấu hiệu bị sảy thai

2.1. Chảy máu bất thường

Khi mang thai, bạn thường xuyên bị chảy máu âm đạo, và máu cũng thay đổi từ đỏ tươi sang đỏ đậm. Điều này có thể là do hàm lượng hormone đang giảm và nguy cơ sảy thai càng cao hơn. Nhưng nếu bạn phát hiện sớm thì sẽ có biện pháp chữa trị và giữ lại được đứa bé.

Dấu hiệu sảy thai các mẹ cần chú ý

Khi mang thai trong tuần đầu tiên bạn ra huyết dày thành mảng, màu sẫm, chất nhầy hơi hồng hoặc xám và cảm thấy đau bụng, chuột rút thì có thể đây là dấu hiệu của sảy thai. Cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị.

2.2. Đau bụng dưới dữ dội

Việc đau bụng này khá giống như đau bụng kinh, nhưng nếu bạn có cảm giác đau quằn quại hơn theo từng cơn kéo dài từ 5 đến 20 phút, bạn cần chú ý vì nó có thể là biểu hiện của nguy cơ sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Việc bạn nên làm là đi khám ngay lập tức để có biện pháp chữa trị kịp thời.

2.3. Bị chuột rút thường xuyên

Chuột rút có thể là do các việc dây chằng mở rộng để thích ứng với sự phát triển của cổ tử cung. Nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên kèm với máu âm đạo, khó thở thì có thể đã xảy ra tình trạng sảy thai.

2.4. Tác động vùng chậu

Đây là hiện tượng xảy ra thường gặp trong những tháng đầu mang thai. Nhưng nếu nguyên nhân là do thai nhi đè lên và xuất hiện chảy máu âm đạo là đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé.

2.5. Dịch nhờn bất thường

Nếu dịch nhờn âm đạo xuất hiện bất thường kèm theo mùi hôi nặng, khó chịu. Cùng với đó là sự xuất hiện của các cục máu đông và chắc lỏng màu hồng. Đừng do dự, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra gấp.

3. Điều trị khi bị sảy thai

3.1. Điều trị không phẫu thuật

Dấu hiệu sảy thai các mẹ cần chú ý

Trường hợp này chỉ được thực hiện cho những thai phụ mới mang thai trong tuần đầu tiên, không xuất hiện các tình trạng nhiễm trùng. Trường hợp này cơ thể mẹ có thể tự đào thải các mô thai còn lại một cách tự nhiên mà không cần dùng đến biện pháp phẫu thuật (thường trong vùng 2 tuần) Hoặc có thể dùng thuốc để loại bỏ các mô thai cần phải tham khảo và nghe theo chỉ định của bác sĩ.

Quá trình đào thải sẽ gây ra các hiện tượng chảy máu giống như máu kinh nguyệt nhưng nhiều và kéo dài hơn. Các hiện tượng khác như chuột rút, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,… cũng có thể đồng thời xảy ra

Sau quá trình loại bỏ các mô thai, bạn sẽ được siêu âm lại để kiểm tra mô thai có được loại bỏ hoàn toàn hay không. Trường hợp nếu các mô còn lại chưa được loại bỏ hoàn toàn thì cần có thể được can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.

3.2. Điều trị bằng phẫu thuật

Trường hợp thai bị sảy đã lớn hay xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, chảy máu,… thì bắt buộc các mẹ phải tiến hành phẫu thuật. Có 2 biện pháp phẫu thuật sau:

  • Phương pháp hút chân không: Các bác sĩ sẽ đưa thiết bị chuyên khoa hút chân không vào tử cung để thu lấy các mô thừa. Trong lúc thực hiện, mẹ sẽ được gây tê tại chỗ và dùng thuốc an thần.
  • Phương pháp nong và nạo tử cung (D&C): Bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung của mẹ và dùng một dụng cụ để nạo vét niêm mạc tử cung loại bỏ các mô thai.Trường hợp này mẹ sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê từng vùng.

Sau khi phẫu thuật, tuyệt đối không được đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo và quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần để tránh nhiễm trùng. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào sau khi phẫu thuật, hãy lập tức đến bệnh viện để kiểm tra.

4. Sau khi sảy thai bao lâu có thể mang thai lại?

Thông thường thì nếu sảy thai trong 3 tháng đầu mang thai thì không ảnh hưởng đến lần mang thai sau do cơ thể được phục hồi nhanh chóng. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện trong 4-8 tuần sau đó và các mẹ có thể mang thai trở lại.

Dấu hiệu sảy thai các mẹ cần chú ý

Tuy nhiên nếu bạn đã sảy thai trong 1 lần thì tốt nhất nên mang thai lại sau 3 đến 6 tháng để niêm mạc tử cung khỏe lại và cơ thể cũng đã phục hồi để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo.

Trong trường hợp mẹ thường mang thai trứng, toàn bộ bánh nhau bị thoái hóa chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển của bào thai. Các mẹ hãy chờ từ 6 tháng đến 1 năm để mang thai trở lại để phòng thai trứng có thể xảy ra lần nữa.

5. Cách phòng tránh sảy thai cho mẹ

Dấu hiệu sảy thai các mẹ cần chú ý
  • Luôn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung những chất bổ dưỡng, tránh các thực phẩm gây hại, luôn vui vẻ , không lo lắng, bị stress,…
  • Khám thai định kỳ, làm đầy đủ các xét nghiệm để kịp thời phát hiện những bất thường và có hướng khắc phục tốt nhất
  • Bổ sung thêm sắt để tránh thiếu máu. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sảy thai hoặc suy dinh dưỡng thai kỳ
  • Nếu quan hệ trong lúc mang thai, cần vệ sinh âm đạo sạch sẽ tránh bị viêm nhiễm
  • Tránh vận động, mang vác nặng
  • Tập các bài yoga, vận động nhẹ nhàng để giúp thai nhi phát triển tốt hơn
  • Không ăn uống quá nhiều dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Nhưng cũng đừng vì vậy mà không chú trọng vào các bữa ăn
  • Không nên xoa bụng quá nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể dẫn đến cơ co thắt tử cung

Bạn cần tìm hiểu rõ dấu hiệu sảy thai để có biện pháp xử lý kịp thời. đồng thời giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa, tránh xảy ra những vấn đề đáng tiếc cho cả mẹ và bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *