Có nên cho con bú khi mẹ hoặc con bị ốm? Khi mẹ hoặc con bị ốm vẫn nên tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa. Điều này rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Đặc biệt trong 6 tháng đầu đời, việc bú sữa mẹ là điều hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, có nên cho con bú khi mẹ hoặc con bị ốm? Đối với từng trường hợp mọi người có thể nên hoặc không nên tiếp tục cho con bú.
1. Có nên cho con bú khi mẹ hoặc con bị ốm?
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng và cần thiết đối với trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không chỉ là “nguồn sống” của trẻ mà đây còn tình yêu thường giữa mẹ và bé. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất béo, dinh dưỡng, kháng thể,… Đây đều là những “tinh hoa” rất tốt đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Vậy có nên cho con bú khi mẹ hoặc con bị ốm? Tùy thuộc vào từng tình huống bệnh lý của mẹ hoặc bé mà mẹ nên tiếp tục hoặc dừng lại việc cho con bú. Tuy nhiên, hầu hết trong mọi trường hợp ốm thông thường việc cho con bú nên được tiếp diễn.
Bởi mẹ và bé luôn có sự gắn kết sinh học khép kín. Khi mẹ bị bệnh gì cùng đồng nghĩa với việc cả mẹ và bé đều tiếp xúc chung với mầm bệnh từ trước. Vậy nên việc cho con bú vẫn có thể tiếp diễn như thông thường. Trong sữa sẽ chứa nguồn kháng thể, giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Trong trường hợp trẻ ốm sốt không muốn bú hoặc mẹ phải điều trị thuốc kháng sinh thì vấn đề cho trẻ bú sẽ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên loại thuốc, liều lượng mẹ sử dụng để quyết định có nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ hay không.
2. Khi trẻ bị ốm có nên cho trẻ bú sữa mẹ?
Trẻ bị ốm là tình trạng rất dễ gặp phải trong quá trình phát triển. Hệ thống miễn dịch của trẻ còn khá yếu nên chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng rất dễ khiến trẻ bị ốm. Có nên cho con bú khi mẹ hoặc con bị ốm sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể:
2.1. Khi trẻ bị ốm vẫn cần được cho bú sữa mẹ
Dù trẻ bị ốm mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mỗi ngày. Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất rất tốt đối với sức khỏe của trẻ. Khi trẻ duy trì bú sữa sẽ giúp cho tình trạng ốm được khắc phục nhanh hơn.
Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng thể, vi sinh vật có lợi. Những thành phần này sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể của trẻ. Từ đó đẩy lùi những mầm bệnh có hại đang phát triển trong cơ thể trẻ, giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ giúp điều chỉnh, bổ sung vitamin cho cơ thể trẻ. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe và phát triển trí thông minh toàn diện ở trẻ nhỏ. Việc duy trì bú sữa mẹ càng lâu sẽ giúp trẻ càng khỏe mạnh, cứng cáp.
Chắc hẳn ít ai biết rằng, khi trẻ bị ốm thành phần sữa mẹ sẽ có sự thay đổi. Tế bào bạch cầu trong sữa mẹ sẽ tăng lên nhanh chóng. Tế bào bạch cầu sẽ được chuyển sang cho bé thông qua sữa mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Khi trẻ bị ốm, bạn chỉ cần thay đổi trong cách cho bé bú sữa. . Trong tình trạng trẻ bị ngạt mũi mẹ có thể cho bé bú ở tư thế đứng. Việc thay đổi tư thế bú sữa sẽ mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
2.2. Cần phải làm gì khi trẻ bị ốm và không muốn bú sữa mẹ
Có nên cho con bú khi mẹ hoặc con bị ốm? Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh trong quá trình nuôi con nhỏ. Tình trạng mẹ hoặc bé bị ốm rất dễ gặp phải. Khi trẻ ốm và không muốn bú sữa, mẹ cần làm gì?
Khi trẻ bị ốm, mệt sẽ rất lười trong việc bú sữa. Trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Việc bổ sung nước cho trẻ trong giai đoạn này rất cần thiết. Tuy nhiên, trẻ lại thường không muốn bú sữa tại thời điểm này.
Nếu gặp tình huống này, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên, giải pháp hữu ích giúp trẻ hạ sốt, tránh mất nước và tiếp tục bú sữa. Bạn có thể vắt sữa ra bình và để cho trẻ bú hoặc đút bằng thìa. Tiếp tục duy trì cho trẻ bú mẹ sẽ là giải pháp hiệu quả giúp trẻ nhanh khỏi ốm an toàn.
3. Có nên cho bé bú sữa khi mẹ bị ốm?
Khi mẹ bị ốm có nên tiếp tục cho con bú? Nhiều người lo lắng rằng việc tiếp tục cho con bú khi mẹ bị ốm sẽ khiến con bị lây nhiễm bệnh từ mẹ. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trong trường hợp mẹ bị cảm cúm thông thường, vi khuẩn gây bệnh không thể tác động tới nguồn sữa của mẹ. Bên cạnh đó, việc tiếp tục cho con bú sữa mẹ sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch của bé.
Trong trường hợp bạn bị bệnh kéo dài, để có thể duy trì sữa cho con hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn cần chăm sóc sức khỏe của mình để trở nên khỏe mạnh, mang lại nguồn sữa chất lượng cho con.
Khi cảm thấy bản thân quá mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất. Hãy nhờ những người thân xung quanh chăm sóc bé thay bạn. Việc hồi phục về sức khỏe sẽ giúp bạn có được nguồn sữa dồi dào cho bé. Bạn có thể vắt sữa ra trữ đông để bé tiếp tục bú sữa, tránh tình trạng bị tắc sữa hoặc viêm vú gây đau đớn cho mẹ.
4. Các trường hợp mắc bệnh mẹ nên tiếp tục hoặc dừng việc cho con bú
Có nên cho con bú khi mẹ hoặc con bị ốm? Việc tiếp tục cho con bú là điều cần thiết khi trẻ hoặc mẹ bị ốm. Nhưng trong một số trường hợp, mẹ cần dừng việc cho con bú khi mắc bệnh nguy hiểm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vậy trường hợp bệnh lý nào mẹ nên tiếp tục cho con bú hoặc dừng lại?
4.1. Trường hợp bệnh lý mẹ nên tiếp tục cho con bú sữa
Khi mẹ bị ốm hoặc mắc bệnh vẫn có thể tiếp tục cho con bú trong các trường hợp như sau:
- Bệnh chlamydia: đây là bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Bệnh lý này chỉ gây tổn thương đến mẹ và hoàn toàn không lây nhiễm sang con qua đường sữa mẹ. Bởi vậy, mẹ mắc chlamydia vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ như bình thường.
- Cảm cúm sốt: vi khuẩn gây bệnh sẽ không thể xâm nhập vào sữa mẹ. Đồng thời việc cho con bú bằng sữa mẹ sẽ nâng cao sức đề kháng cho trẻ chống lại các tác nhân gây cảm cúm thông thường.
- Mẹ bị ngộ độc thực phẩm: khi mẹ bị ngộ độc thực phẩm vẫn có thể cho con bú. Các vi khuẩn gây ngộ độc không thể lây nhiễm sang sữa mẹ. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn bình thường. Mẹ cần bổ sung thêm nước để tránh tình trạng mất sữa do ngộ độc.
- Một số bệnh lý khác: khi mẹ mắc phải những bệnh lý khác như viêm gan A, B, viêm vú, viêm dạ dày ruột siêu vi, lậu,… thì vẫn có thể cho con bú như bình thường. Các bệnh lý này hoàn toàn không gây nguy hiểm cho trẻ.
Đối với một số bệnh lý mẹ có thể nhiễm phải như thủy đậu, viêm gan C, mụn rộp sinh dục, Lupus, bệnh tưa miệng, lao cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi tiếp tục cho con bú. Việc mẹ sử dụng thuốc điều trị những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa cung cấp cho trẻ.
4.2. Những bệnh lý mẹ mắc phải không thể tiếp tục cho con bú
Có nên cho con bú khi mẹ hoặc con bị ốm? Không phải trường hợp mẹ bị ốm nào cũng có thể tiếp tục cho con bú. Một số bệnh lý mẹ mắc phải nếu tiếp tục cho con bú sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vậy những bệnh lý nào mẹ mắc phải cần ngừng cho con bú ngay để đảm bảo an toàn?
- Mẹ mắc ung thư: khi mẹ mắc bệnh ung thư cần tránh không cho con bú sữa mẹ. Bởi thành phần thuốc điều trị ung thư có thể tác động tới sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, việc tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa sẽ vượt qua khỏi sức chịu đựng của mẹ. Quá trình điều trị bệnh ung thư vô cùng mệt mỏi, căng thẳng. Mẹ sẽ không đủ khả năng để duy trì sữa cho con.
- Mẹ bị nhiễm HIV: HIV là một căn bệnh nguy hiểm và virus này có thể lây nhiễm sang trẻ qua đường sữa mẹ. Trong trường hợp mẹ đang sử dụng thuốc điều trị HIV cũng không thể cho con bú. Thành phần thuốc sẽ ngấm vào sữa mẹ và truyền sang con. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
- Mẹ sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày: khi mẹ sử dụng thuốc điều trị bệnh dài ngày nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tiếp tục cho con bú. Bởi thành phần thuốc có thể ngấm vào sữa và truyền sang con. Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
5. Làm sao khi mẹ ốm vẫn cho con bú mà không lây bệnh?
Nếu mẹ đang lo lắng việc cho con bú trong thời điểm đang ốm có thể lây sang cho trẻ thì có thể chú ý một số vấn đề sau:
- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng khi tiếp xúc với trẻ. Điều này sẽ giúp hạn chế việc trẻ bị nhiễm bệnh từ mẹ.
- Trong thời gian bị ốm khi tiếp xúc gần với con bạn có thể đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với trẻ nhiều nhất khi có người trông con hộ mình.
- Khi thơm má, môi bé và không chạm vào các bộ phận khác của bé như mắt, mũi, tay bé.
- Khi cho con bú sữa có thể dùng khăn lót giữa cơ thể mẹ và bé
- Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, ly nước giữa mẹ và bé để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus.
Có nên cho con bú khi mẹ hoặc con bị ốm? Mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú trong quá trình bị ốm. Trong sữa mẹ sẽ có các thành phần kháng nguyên, giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Trong một số trường hợp mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tiếp tục cho con bú một cách an toàn. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích trong cách chăm sóc bé tại mevabe24h.com.