Mẹ bầu thường phải bổ sung rất nhiều kiến thức về thai nhi để chăm sóc con đúng cách. CRL là chỉ số rất quan trọng mà mẹ cần phải nắm.
Có rất nhiều bố mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm về chăm sóc thai nhi thắc mắc rằng CRL là gì? Chỉ số CRL có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thai nhi trong các giai đoạn tiếp theo. Theo dõi định kỳ các chỉ số thai nhi, đặc biệt là CRL thông qua siêu âm thai, sẽ là cách chính xác nhất giúp mẹ kiểm tra sự phát triển của bé để từ đó có những can thiệp, điều chỉnh nếu cần.
1. Chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì?
Chỉ số CRL (Crown Rump Length) được tính bằng milimét tính từ đầu đến chân của thai nhi. Chỉ số này dùng để đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi trong tử cung và được thực hiện khi siêu âm.
CRL thường được đo từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Vì đầu tuần thứ 21, thai nhi sẽ thay đổi tư thế nằm thay vì cuộn tròn như trước. Do đó, lúc này, bác sĩ sẽ bắt đầu đo chiều dài từ đầu đến chân, thay vì chỉ đo chiều dài từ đầu đến mông như trước đây.
Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ bầu các chỉ số liên quan như vòng bụng, vòng đầu, chiều dài đầu – mông, đường kính hai đầu, chiều dài xương đùi,… sẽ có kết quả khác nhau ở từng trẻ.
2. Chỉ số CRL có ý nghĩa gì trong sự phát triển của thai nhi?
Chỉ số CRL và các chỉ số khác như trọng lượng cơ thể như: đường kính lưỡng đỉnh, đường kính túi thai thường sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, số lượng thai nhi, tình trạng sức khỏe, cân nặng và tuổi của thai nhi.
Trong quá trình thăm khám tiền sản, bác sĩ sẽ giúp bạn chỉ ra những nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi nếu các chỉ số này còn nghi vấn và không nằm trong giới hạn chấp nhận được. Chỉ số CRL liên tục thay đổi và tăng trưởng khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Do đó, chỉ số này sẽ phản ánh chính xác tốc độ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, trong quá trình siêu âm khi mang thai, bác sĩ không chỉ dựa vào các chỉ số CRL mà cần sử dụng các chỉ số khác để đánh giá toàn diện sự phát triển của thai nhi như GA, BPD, FL, HC, v.v. Với tất cả các chỉ số siêu âm thai này, mẹ bầu sẽ có những hiểu biết toàn diện về giai đoạn phát triển của thai nhi và chiều cao cũng như sự phát triển của bé.
3. Đọc hiểu các chỉ số của thai nhi trong siêu âm
Các ký hiệu viết tắt trong báo cáo siêu âm sẽ khiến nhiều bậc bố mẹ bối rối vì không hiểu được những ký hiệu này có ý nghĩa gì. Bạn hãy xem các ý nghĩa của các từ viết tắt quan trọng ngay sau đây.
3.1. Ký hiệu các chỉ số quan trọng và phổ biến trong kết quả siêu âm thai nhi
Dưới đây là các ký hiệu quan trọng về chỉ số thai nhi được thể hiện trong kết quả siêu âm kiểm tra của mẹ bầu:
- CRL là chữ viết tắt của Crown Rump Length – Chiều dài đầu mông.
- FL là chữ viết tắt của Femur Length – Chiều dài xương đùi.
- BPD là chữ viết tắt của Biparietal Diameter – Đường kính lưỡng đỉnh. Đây là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu em bé.
- GA là chữ viết tắt của Gestational Age – Tuổi thai. Thông thường, tuổi thai sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
- GSD là chữ viết tắt của Gestational Sac Diameter – Đường kính túi thai. Chỉ số này được đo trong những tuần đầu của thai kỳ lúc thai chưa có sự hình thành các cơ quan.
- EFW là chữ viết tắt của Estimated Fetal Weight – Khối lượng thai ước đoán.
3.2. Một số ký hiệu khác
Một số ký hiệu khác có trong kết quả siêu âm bao gồm:
- TTD là chữ viết tắt của Transverse Trunk Diameter – Đường kính ngang bụng.
- APTD là chữ viết tắt của Anterior Posterior Thigh Diameter – Đường kính trước và sau bụng.
- HC là chữ viết tắt của Head Circumference – Chu vi đầu.
- AF là chữ viết tắt của Amniotic Fluid – Nước ối.
- OFD là chữ viết tắt của Occipital Frontal Diameter – Đường kính xương chẩm.
- BD là chữ viết tắt của Binocular Distance – Khoảng cách hai mắt.
- CER là chữ viết tắt của Cerebellum Diameter – Đường kính tiểu não.
- THD là chữ viết tắt của Thoracic Diameter – Đường kính ngực.
- TAD Transverse Abdominal Diameter – Đường kính cơ hoành.
- EDD là chữ viết tắt của Estimated Date Of Delivery – Ngày sinh ước đoán.
- FTA là chữ viết tắt của Fetal Trunk Cross – Sectional Area – Tiết diện ngang thân thai.
- HUM là chữ viết tắt của Humerus Length – Chiều dài xương cánh tay.
4. Thời điểm để bác sĩ đo chỉ số CRL
Chỉ số CRL có thể được đo từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Đến tuần 21, tư thế nằm của bé đã thay đổi so với tư thế cuộn tròn, đó là lý do tại sao thay vì chỉ đo chỉ số chiều dài đầu mông thì các bác sĩ sẽ đo cả chỉ số chiều dài đầu chân để theo dõi sự phát triển chiều cao của bé trong bụng mẹ.
Khi khám sản khoa định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm B để thông báo cho mẹ các chỉ số: chiều dài đầu mông, đường kính hai đầu, vòng bụng, vòng đầu, chiều dài xương đùi to hay nhỏ hơn so với các số liệu tiêu chuẩn đã được ghi nhận. Tuy nhiên, do sai lệch khi sử dụng thiết bị siêu âm khác nhau hoặc thai nằm nghiêng, các chỉ số này có thể sai lệch trong phạm vi phương sai cho phép.
5. Chiều dài đầu mông bình thường ở thai nhi
Thông thường, từ tuần đầu tiên đến từ 20, chiều dài đầu mông của bé sẽ tăng từ 157-180 mm. Cụ thể, mẹ có thể xem bảng đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần tuổi dưới đây.
5.1. Chiều dài đầu mông của thai nhi
Các bác sĩ đo đường kính túi thai khi phôi thai đã phát triển thành hình nhất định từ tuần thứ 4, và từ tuần thứ 7 trở đi là chiều dài mông của bé. Sau 7 tuần, thai nhi bắt đầu bước qua giai đoạn phát triển mới, có thể xác định được nhiều chỉ số bằng siêu âm. Đến tuần 13, hầu hết các chỉ số của thai nhi đều có thể đo được. Chiều dài đầu mông thai nhi tiêu chuẩn theo tuần tuổi như sau:
Tuổi thai(Tuần) | GSD (mm)Đường kính túi thai | CRL (mm)Chiều dài từ đầu mông | BPD (mm)Đường kính lưỡng đỉnh | FL (mm)Chiều dài xương đùi | HC (mm)Chu vi đầu | AC (mm)Chu vi vòng bụng |
4 tuần | 3 – 6 | |||||
5 tuần | 6 – 12 | |||||
6 tuần | 14 – 25 | 4 – 7 | ||||
7 tuần | 27 | 9 – 15 | ||||
8 tuần | 29 | 16 – 22 | ||||
9 tuần | 33 | 23 – 30 | ||||
10 tuần | 31 – 40 | |||||
11 tuần | 41 – 51 | |||||
12 tuần | 53 | 21 | 8 | 70 | 56 | |
13 tuần | 74 | 25 | 11 | 84 | 69 | |
14 tuần | 87 | 28 | 15 | 98 | 81 | |
15 tuần | 101 | 32 | 18 | 111 | 93 | |
16 tuần | 116 | 35 | 21 | 124 | 105 | |
17 tuần | 130 | 39 | 24 | 137 | 117 | |
18 tuần | 142 | 42 | 27 | 150 | 129 | |
19 tuần | 153 | 46 | 30 | 162 | 141 | |
20 tuần | 164 | 49 | 33 | 175 | 152 |
5.2. Chiều dài đầu chân của thai nhi
Từ tuần 21 trở đi, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng, đạt chiều dài, cân nặng tối đa và hình thành các cơ quan hoàn chỉnh để chuẩn bị chào đời. Chiều dài đầu chân thai nhi tiêu chuẩn từ 21 tuần tuổi đến 40 tuần tuổi như sau:
Tuổi thai(Tuần) | GSD (mm)Đường kính túi thai | CRL (mm)Chiều dài từ đầu mông | BPD (mm)Đường kính lưỡng đỉnh | FL (mm)Chiều dài xương đùi | HC (mm)Chu vi đầu | AC (mm)Chu vi vòng bụng |
21 tuần | 26,7 | 52 | 36 | 187 | 164 | |
22 tuần | 27,8 | 55 | 39 | 198 | 175 | |
23 tuần | 28,9 | 58 | 42 | 210 | 186 | |
24 tuần | 30 | 61 | 44 | 221 | 197 | |
25 tuần | 34,6 | 64 | 47 | 232 | 208 | |
26 tuần | 35,6 | 67 | 49 | 242 | 219 | |
27 tuần | 36,6 | 69 | 52 | 252 | 229 | |
28 tuần | 37,6 | 72 | 54 | 262 | 240 | |
29 tuần | 38,6 | 74 | 56 | 271 | 250 | |
30 tuần | 39,9 | 77 | 59 | 280 | 260 | |
31 tuần | 41,1 | 79 | 61 | 288 | 270 | |
32 tuần | 42,4 | 82 | 63 | 296 | 280 | |
33 tuần | 43,7 | 84 | 65 | 304 | 290 | |
34 tuần | 45 | 86 | 67 | 311 | 299 | |
35 tuần | 46,2 | 88 | 68 | 318 | 309 | |
36 tuần | 47,4 | 90 | 70 | 324 | 318 | |
37 tuần | 48,6 | 92 | 72 | 330 | 327 | |
38 tuần | 49,8 | 94 | 73 | 335 | 336 | |
39 tuần | 50,7 | 95 | 75 | 340 | 345 | |
40 tuần | 51,2 | 97 | 76 | 344 | 354 |
6. Mẹ nên ăn gì để cải thiện chiều cao cho thai nhi
Khi mang thai, nhu cầu canxi của các mẹ bầu sẽ tăng lên. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày người phụ nữ mang bầu cần bổ sung khoảng 1000 mg canxi để đảm bảo cấu trúc hệ xương và răng cho cả mẹ và bé. Nếu thai nhi không được cung cấp đủ canxi, sẽ có hai khả năng xảy ra:
- Thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ, khiến mẹ bị thiếu canxi dẫn đến các bệnh về xương và răng ở mẹ.
- Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi trong cơ thể sẽ dẫn đến thai nhi bị thiếu canxi. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cấu trúc răng của trẻ khi sinh ra và khi lớn lên.
Vậy mẹ nên ăn gì để cải thiện chiều cao cho thai nhi? Sau đây là một số gợi ý cơ bản mẹ có thể tham khảo:
- Ăn đa dạng và đủ nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, rau củ, trái cây tươi, sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Bổ sung thực phẩm từ động vật để cung cấp đầy đủ chất đạm, sắt, kẽm… cho thai nhi và nên ăn nhiều cá thay cho thịt.
- Bổ sung các loại sữa bà bầu, sữa chua, phomai hoặc thực phẩm chức năng bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Các chỉ số đo lường thai nhi, bao gồm chỉ số CRL, giúp đưa ra bức tranh rõ ràng về sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, từ kích thước của một hạt vừng đến một em bé xinh đẹp chuẩn bị chào đời. Vì các chỉ số siêu âm được so sánh với bảng chỉ số phát triển của thai nhi theo từng tuần nên mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của bé hơn.
Với những thông tin chi tiết hy vọng bạn đọc đã nắm được chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì cũng như ý nghĩa của chỉ số này trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy chỉ số CRL chỉ mang tính chất tương đối, nhưng đây vẫn là yếu tố quan trọng, phần nào giúp mẹ bầu có thể đánh giá tổng quát về sự phát triển của thai nhi. Đồng thời có thể bảo vệ thai nhi, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để con có điều kiện phát triển tốt nhất.