Sau 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, thiên thần nhỏ đến với thế giới mang theo nhiều niềm vui và sự hạnh phúc dành cho gia đình. Hành trình làm cha làm mẹ của các bậc sinh thành bắt đầu với nhiều khó khăn và lúng túng, đặc biệt là đối với những người lần đầu có con. Trong khoảng thời gian đầu sinh em bé, bố mẹ gặp sẽ nhiều bối rối, không biết con phát triển ra sao, phải chăm con thế nào. Đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng, đây là khoảng thời trẻ sơ sinh thích nghi với môi trường bên ngoài, cơ thể bé còn yếu đòi hỏi bố mẹ cần phải chăm sóc cẩn thận và đúng cách.
Chính vì vậy, việc chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức chăm sóc em bé sẽ giúp các bậc phụ huynh không còn bỡ ngỡ, cũng như giúp cho trẻ phát triển toàn diện, đầy đủ về thể chất và trí tuệ.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé thay đổi môi trường sống từ trong bụng mẹ ra môi trường bên ngoài, chính vì thế đây là giai đoạn trẻ thích nghi với mọi thứ xung quanh. Trẻ nhỏ phát triển theo từng ngày đòi hỏi cha mẹ cần chú ý, quan tâm đến sự thay đổi của con
Giai đoạn từ 0 – 1 tháng tuổi: trẻ nhỏ trong giai đoạn này ngủ khá nhiều, vào khoảng 18 tiếng một ngày, tuy nhiên những giấc ngủ của bé sẽ bị ngắt quãng, mỗi giấc kéo dài khoảng 4 – 5 tiếng. Bé mới sinh nên thể lực còn yếu, da nhăn nheo chưa được hồng hào, có thể cầm nắm nhưng rất nhẹ nhàng. Trẻ biết mở miệng, bú, nuốt, cho tay vào miệng, và duỗi thẳng tay chân. Khi tỉnh táo, bé sẽ để ý đến sự vật xung quanh nhưng tầm nhìn lúc này còn hạn chế, trẻ nhìn sự vật xung quanh trong hai sắc đen và trắng. Ở giai đoạn này, bé giao tiếp với mẹ bằng những tiếng khóc khi cảm thấy đói, khó chịu, hay bé đi vệ sinh.

Giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi: giai đoạn này bé đã tăng trưởng về cân nặng và chiều dài thân vào khoảng 1 – 1,5kg và 2.5 – 3.8cm. Vận động chân tay của con trở nên linh hoạt hơn và ngày càng cứng cáp so với tháng đầu, bé tập trung chú ý hơn khi có người trò chuyện nô đùa. Trong khoảng thời gian này bé vẫn ngủ khá nhiều, khi giao tiếp với mẹ ngoài khóc trẻ có thể phát ra những âm thanh ‘ê, a, o’ để biểu đạt trạng thái của mình. Đôi lúc bé có thể xòa bàn tay và cầm nắm với lực chặt hơn so với tháng đầu, thính giác đang dần hoàn thiện và thị giác của bé có thể nhìn xa hơn so với tháng đầu.
Giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi: ông cha ta có câu ‘ ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi’, tháng thứ 3 là thời điểm trẻ thay đổi rất nhiều, bé trở nên cứng cáp so với 2 tháng trước, trẻ có thể nằm nghiêng hoặc lật người để nằm sấp, cổ của bé có thể ngóc lên. Trong khoảng thời gian này trẻ rất thích vận động, thường xuyên vẫy tay và đá chân khi nô đùa. Vào tháng thứ 3, trẻ đã ngủ ít hơn so với 2 tháng trước, lúc này chính là thời điểm vàng để cha mẹ tập làm quen cho bé phân biệt giữa ngày và đêm để ổn định giấc ngủ. Bé rất thích hóng chuyện, đôi lúc cười thành tiếng. Thính giác, thị giác của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn.
Những điều ba mẹ cần lưu ý khi đồng hành trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi
Những điều ba mẹ nên làm:
- Trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi, trẻ nhạy cảm với mọi thứ và dễ quấy khóc, chính vì vậy cha mẹ cần chuẩn bị một tinh thần ‘thép’ để đồng hành cùng con, cần kiên nhẫn, khéo léo, tỉ mỉ trong khi chăm sóc em nhỏ. Có thể nhờ sự trợ giúp từ ông bà nội, ông bà ngoại hoặc những người có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh
- Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, vì vậy bé nên được bú sữa mẹ trong những tháng đầu tiên. Cũng vì nguyên do này nên các mẹ bỉm cũng phải có chế độ ăn uống phù hợp, sử dụng những loại thức ăn đảm bảo để không ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của con. Trong trường hợp các mẹ bỉm không có sữa và phải cho bé uống sữa công thức thì phải chọn sữa của các nhãn hàng uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

- Luôn chú ý đến những vấn đề xoay quanh sức khỏe của trẻ: như giấc ngủ, hệ tiêu hóa, các bữa ăn,… Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như ngủ liên miên, táo bón, lâu không đi ngoài, chán ăn, sốt, cảm cúm, quấy khóc quá nhiều thì nên cho con đến những cơ sở y tế để nhận tư vấn của bác sĩ
- Lựa chọn các sản phẩm cho bé: quần áo, khăn, mũ, bỉm, dầu gội sữa tắm nên ưu tiên chất lượng bởi vì giai đoạn này trẻ rất nhạy cảm, các sản phẩm không phù hợp sẽ làm con khó chịu và gây kích ứng.
- Tùy theo thình hình thời tiết mà cho bé ăn mặc phù hợp, không để ủ con quá nóng cũng không để bé quá lạnh. Hãy thường xuyên cho bé tắm nắng để bổ sung vitamin D
- Ba mẹ luôn quan tâm và giữ gìn vệ sinh cho trẻ để trẻ không bị mắc các bệnh lí về da, đảm bảo môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
- Ba mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, cho con tiếp xúc dần với các đồ vật nhiều màu sắc, nghe nhạc nhẹ nhàng để con phát triển toàn diện các giác quan.
Những điều ba mẹ không nên làm:
- Trong lúc ru con ngủ không nên rung lắc mạnh, điều này làm ảnh hưởng đến não bộ của trẻ
- Không nên để mọi người xung quanh hôn hít trẻ, điều này khiến các bệnh lý có thể lây qua đường hô hấp
- Không nên đưa bé đến nới đông người quá sớm và để các thiết bị điện tử như điện thoại, sạc dự phòng đến gần bé
Vì thể chất trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi vốn rất yếu khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên. Với những chia sẻ trên của MẸ VÀ BÉ 24H, hy vọng có thể giúp các bậc phục huynh có thể nuôi dưỡng những đứa bé con của mình khỏe mạnh và thông minh. Chúc bạn một ngày tốt lành!