Category Archives: Chăm sóc bé

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

Bệnh lang ben

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý ngoài da của trẻ do nấm Malassezia gây ra. Khi trẻ mắc phải sẽ cảm thấy ngứa ngáy và xuất hiện các vết loang trắng hoặc đen bất thường trên da. Điều này gây khó chịu cho trẻ, làm mất thẩm mỹ và dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm.

Chúng ta có thể dễ nhận biết khi trẻ đang bị bệnh lang ben, với những mảng da sẽ có màu sắc khác nhau. Thông thường sẽ xuất hiện ở vùng lưng ngực, cổ hoặc vùng nách của trẻ:

  • Đối với trẻ da trắng sẽ xuất hiện những mảng da màu đậm hơn.
  • Đối với trẻ có làn da đậm màu thì sẽ thấy xuất hiện những mảng màu da sáng hơn.
Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

Còn những mảng da khác có viền bật, các nốt loang có kích thước không đồng đều. Cũng có thể vùng da loang nổi vẩy hoặc bị bong tróc da. Đồng thời, bệnh lang ben không được điều trị kịp thời, thì các vùng da tổn thương ngày càng lan rộng và dê trở nên nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh

Yếu tố chính gây ra bệnh lang ben ở trẻ là sự xâm nhập và phát triển của nấm malassezia. Và một số nguyên nhân khiến loại nấm này phát triển nhanh chóng:

Cơ địa và làn da nhạy cảm của trẻ

Với một đứa trẻ với làn da nhạy cảm, tiết dầu nhờn nhiều kèm theo đó là sự thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Những yếu tố này giúp cho nấm malassezia phát triển và gây ra lang ben.

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Khi vừa ra đời thì hệ miễn dịch trong trẻ chưa thực sự hoàn thiện. Vì thế, không thể tự bảo vệ hay chống lại các tác nhân gây ra bệnh lang ben.

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

Môi trường ẩm ướt, thời tiết nóng ẩm

Điều kiện tốt cho nấm malassezia phát triển chính là môi trường ẩm ướt, mưa nhiều hay thời tiết nóng ẩm. Cũng có thể xuất hiện các tác nhân gây hại khác sinh sôi và gây bệnh cho trẻ.

Vệ sinh cho bé không đúng cách

 Việc vệ sinh cho bé không đúng cách hoặc không vệ sinh là yếu tố góp phần nâng cao sự phát triển và lây lan của các loại nấm và vi khuẩn. Chính vì thế bệnh lang ben sẽ hình thành khi mẹ không thường xuyên vệ sinh da và thay đồ cho trẻ hoặc không lau khô người sau khi tắm, trước khi mặc quần áo chính là nguyên nhân chính khiến nấm malassezia sinh sôi.

Ngoài ra, nếu ba mẹ không thường xuyên thay tã, không vệ sinh vùng đóng bỉm cũng là yếu tố góp phần gây bệnh ở bé.

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh là một dạng nhiễm nấm ngoài da, lành tính do vậy căn bệnh này có thể dễ dàng kiểm soát và không gây ảnh hưởng xấu đến đến tính mạng cũng như sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên về lâu dài nếu không được điều trị triệt để cá tổn thương từ lan ben sẽ phát triển theo chiều hướng xấu và lan rộng khắp cơ thể. 

Từ đó gây khó khăn cho quá trình chữa bệnh đồng thời làm tăng nguy cơ tái phát và gây mất thẩm mỹ cho trẻ.

Cách điều trị bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh lang ben tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ tuy nhiên về lâu dài sẽ khiến cho làn da của trẻ bị ngứa, tổn thương và gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ tái phát rất cao.

Do vậy việc chữa lang ben ở trẻ sơ sinh để đạt hiệu quả cần sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống đặc trị nấm malassezia. Tuy nhiên việc sử dụng loại nào cho trẻ, ba mẹ cần được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng.

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?
Creaming face of infant girl after bath

Khi trẻ sơ sinh khi bị bệnh lang ben, ba mẹ cần cho trẻ mặc quần áo rộng, không được mặc quần áo ẩm. Đồng thời bạn cần tắm sạch vùng da nhiễm nấm, sau đó bôi thuốc cho trẻ hoặc uống thuốc đặc trị nấm malassezia.

Trong trường hợp trẻ bị lang ben ở mức độ nhẹ có thể điều trị bằng kem bôi da, hạn chế việc uống thuốc. Tuy nhiên nếu bệnh của trẻ đã ở mức độ nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp có thể sử dụng thêm thuốc uống cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ của Mẹ và bé 24h để giải đáp thắc mắc Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không? Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ.

Trẻ sinh non: “Cuộc chiến” giành lại sự sống cho con

trẻ sinh non

Sinh non là gì?

Theo tổ chức Y tế, sinh non là các trẻ ra đời trong khoảng thời gian 22 – 37 tuần (được tính từ đầu kỳ kinh cuối). Trẻ sinh non có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe, càng ít tuần tuổi thì khả năng này càng cao. Có thể có những biểu hiện:

  • Trọng lượng thấp khi sinh.
  • Phổi trẻ chưa trưởng thành nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Nếu trẻ sống được cũng dễ mắc các bệnh hô hấp về sau như viêm phổi, viêm phế quản, loạn sản phổi…
  • Trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần. Dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, mù, điếc, …

Khi lớn lên có thể các trẻ sinh non mắc di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng.

Các nguyên nhân dẫn đến trẻ sinh non

Như đã biết 50% các trường hợp trẻ sinh non không biết được lý do. Dưới đây là một số yếu tố gây ra sinh non:

Nguyên nhân từ mẹ 

  • Tiền căn sinh non nhiều lần, tiền căn sảy thai.
  • Các yếu tố bất lợi từ mẹ như ăn uống kém, suy dinh dưỡng, hút thuốc lá, rượu, lao động nặng nhọc quá sức. Hay mẹ mắc phải một số bệnh mãn tính: cao huyết áp trong thai kỳ, bệnh lý thận, đái tháo đường, thiếu máu. 
  • Nhau thai: nhau thai tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng non.
  • Cổ tử cung, tử cung: Cổ tử cung ngắn, phẫu thuật trên cổ tử cung, tử cung dị dạng bẩm sinh hay mắc phải, hở eo tử cung.

Nguyên nhân từ thai nhi

  • Thai dị dạng: Đây là một trong những nguyên nhân gây sinh non. Có thể là hậu quả của dị dạng thai làm tăng nguy cơ trẻ sinh non hoặc do dị dạng có chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm.
  • Giới tính là nam cũng là yếu tố của sinh non tự nhiên. Hai nghiên cứu về mô học của bánh nhau cho thấy rằng của bé trai có tỉ lệ viêm mạn tính nhiều hơn bánh nhau của bé gái. Điều này có thể thấy hệ miễn dịch của mẹ đáp ứng mô của bé trai nhiều hơn bé gái.

Các vấn đề trẻ sinh non thường gặp và các xử lý

Rối loạn thân nhiệt

Việc phòng tránh hạ thân nhiệt của trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng, vì có thể tăng nguy cơ ở trẻ. Khi bé còn trong bụng mẹ thường có thân nhiệt độ cao hơn của mẹ từ 0,5 đến 1 độ C. Cho nên khi ra đời, bé có nguy cơ giảm nhiệt rất nhanh. Với trẻ sinh non và thấp cân giảm lớp cách nhiệt và thiếu lớp mwox dưới da nên nhiệt độ ngoài da tăng gây sự tăng nhiệt độ nhiều làm tăng sự mất nhiệt.

Vì vậy, bố mẹ cần để ý ủ ấm, mặc quần áo, quấn tã đúng cách, tránh để bé ướt, nếu không nhiệt lượng mất đi dễ làm bé mất nhiệt. Điều chỉnh nhiệt độ phòng bé nằm tối thiểu 30 – 32 độ C trong tuần đầu và 28 – 19 độ C vào những tuần tiếp theo. Mẹ có thể thực hiện ủ ấm bé như lồng ấp, túi chườm ấm hoặc ủ vào lồng ngực mẹ,…

Trường hợp trẻ bị tăng thân nhiệt, nguyên nhân do trung tâm điều hòa nhiệt của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, khi đó thân nhiệt trẻ trên 38 độ C, da nóng và đỏ, vã mồ hôi. Thêm nữa, trẻ bị tăng cả nhịp tim, và nhịp thở, gây suy hô hấp và mất nước.

Khi đó, ba mẹ cần hạ bớt nhiệt độ trong phòng ngay lập tức, cởi bớt quần áo, chú ý tránh gió lùa và cho trẻ bú mẹ ngay. Sau đó cần kiểm tra xem có điều gì gây nên tình trạng này không, ví dụ: Ủ ấm quá kỹ, nhiệt độ trong phòng quá cao,hoặc trẻ bị viêm nhiễm ở rốn, họng,… nếu tình trạng không cải thiện cần cho bé tới cơ sở y tế để được kiểm tra.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh nhất là trẻ sinh non rất dễ có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như trẻ sơ sinh hay nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, bú kém… Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột hoại tử. Ruột của bé không được tưới máu nuôi đầy đủ sẽ mỏng dần rồi hoại tử hoặc thủng. Do đó, khi thấy bé có biểu hiện nghi ngờ như: trẻ sơ sinh hay nôn trớ, nôn dịch xanh thì phải đến bác sĩ ngay.

 Cần cho bé ăn sớm những giờ đầu sau sinh. Cần vệ sinh tay sạch sẽ khi chăm sóc, cho trẻ ăn.Theo dõi lượng sữa trẻ không bú hết trong một bữa ăn. Theo dõi tình trạng của trẻ để phát hiện kịp thời nếu trẻ có rối loạn hô hấp, thở nhanh, thở co kéo, tím quanh môi- đầu chi, rối loạn bài tiết phân, nước tiểu,…

Mọi hiện tượng bất thường ở trẻ sinh non dù nhỏ, đều phải được sớm phát hiện, ghi nhận để xử trí kịp thời.

Hy vọng bài viết giúp các mẹ nắm rõ về trẻ sinh non. Đừng quên ghé Mẹ và bé 24h để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!

3 thời điểm “VÀNG” giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi

dị tật thai nhi

Dị tật thai nhi là gì?

Dị tật thai nhi là những điểm bất thường của thai nhi xuất hiện ngay trong bụng mẹ. Có thể do sự biến dị, đột biến của nhiễm sắc thể, hình thành một hay nhiều cơ quan.

Ở Việt Nam có tỷ lệ trẻ bị dị tật thai nhi khoảng 3%, nghĩa là cứ 33 trẻ sinh ra thì có 1 bé bị dị tật. Tất cả các trường hợp mang thai đều có nguy cơ bị dị tật thai nhi, nhưng có một số sẽ có nguy cơ cao hơn nếu mẹ có các yếu tố như:

  • Tuổi mẹ trên 35 tuổi
  • Mẹ có tiền sử mang thai dị tật, tiền sử sảy thai nhiều lần
  • Mẹ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ mà chưa được tiêm phòng (Rubella, Herpes, Cytomegalovirus,…), tiếp xúc với tia xạ, hóa chất độc hại.
  • Mẹ bị đái tháo đường, hút thuốc lá.

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán dị tật thai nhi

Nếu chỉ chẩn đoán các dị tật thai nhi trên lâm sàng là không thể, thường thì đến 90% không có biểu hiện. Vậy nên, siêu âm dị tật thai nhi là một phương pháp an toàn, hiệu quả và dễ dàng thực hiện với mức chi phí hợp lý. Thông qua siêu âm, ta có để được chẩn đoán, theo dõi thai kỳ, cũng như sự phát triển các dị tật thai nhi ở các giai đoạn khác nhau.

Siêu âm thai ở điều kiện lý tưởng có thể chẩn đoán đúng tới 85% đến 90% các trường hợp dị tật thai nhi. Điều kiện thuận lợi để chẩn đoán trong siêu âm là cần có các thiết bị máy móc hiện đại, trình độ phân tích của bác sĩ siêu âm, thời điểm làm siêu âm thai.

3 mốc thời gian siêu âm dị tật thai cần nhớ

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ (từ tuần thứ 11 – tuần thứ 14)

Từ 12 tuần tuổi, bé đang phát triển đầy đủ về mặt thể hình thái và có phản xạ duỗi chân, duỗi,…Vì thế đây là thời điểm quan trọng được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện siêu âm dị tật. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và sàng lọc sớm về não, mặt, tim, tiêu hóa, tiết niệu, tứ chi và toàn bộ hình thể cũng như cung cấp các thông tin cơ bản của thai nhi. 

Đồng thời, siêu âm thai trong thời gian 12 tuần là thời điểm vàng để phát hiện một số bất thường như: Hội chứng Down, Hội chứng Edward,…Ngoài ra siêu âm dị tật thai nhi giúp phát hiện một số dị tật thai nhi khác như:

  • Các dị tật thần kinh như: Thai vô sọ, không phân chia não trước, tật nứt đốt sống ( biểu hiện dưới các dạng nứt đốt sống ẩn, thoát vị màng não, thoát vị màng não-màng tủy)…
  • Các bất thường ở hàm mặt, môi, mắt: Khe hở vòm miệng, khe hở môi-hàm ếch…
  • Các dị tật tim và lồng ngực như: Tứ chứng fallot, đảo gốc động mạch, thiểu sản thất trái, các thoát vị ở lồng ngực…
  • Các dị tật ở bụng như: thoát vị rốn
  • Các dị tật ở xương, chân tay như: loạn sản xương, thiểu sản xương, tạo xương bất toàn, bất sản sụn, các khiếm khuyết về số lượng các chi…

Siêu âm dị tật tuần thứ 18 đến tuần thứ 23

Ở thời điểm này, các cơ quan của thai nhờ được phát triển đầy đủ, nước ối cũng nhiều lên cho phép quan sát tốt hình thái của thai nhi. Đây được đánh giá là thời điểm siêu âm để đánh giá toàn bộ thai nhi.

  • Phần lớn các bất thường về hình thái đều có thể được chẩn đoán ở giai đoạn này, các bác sĩ siêu âm sẽ quan sát lần lượt các bộ phận của thai nhi để đánh giá toàn bộ:
  • Các bất thường thần kinh như: Bất thường ống thần kinh, không có não, não úng thủy, giãn não thất, não bé, phình giãn tĩnh mạch galen…
  • Các bất thường hàm mặt: Quan sát rõ hơn các bất thường ở lần siêu âm ở tháng đầu, đặc biệt quan sát được các bất thường ở ổ mắt.
  • Các bất thường ở tim mạch: Ở giai đoạn này, siêu âm dị tật thai nhi có thể quan sát rõ tim và các cấu trúc của tim, cho phép chẩn đoán phần lớn các bất thường, kể cả phức tạp nhất như: Thông sàn nhĩ thất, tứ chứng fallot, thiểu sản các van tim, bệnh Ebteins, thất phải 2 đường ra, các rối loạn nhịp tim…
  • Các bất thường lồng ngực: Thoát vị hoành, kén ở phổi, tràn dịch màng phổi, thiểu sản phổi…
  • Các bất thường ở ổ bụng, ruột và thành bụng như: Hẹp thực quản, hẹp dạ dày, gan to, lách to, tắc ruột, thoát vị rốn….
  • Các bất thường thận, tiết niệu như: Không có thận, thận đa nang, tắc nghẽn đường tiểu, bất thường ở bàng quang, niệu đạo…
  • Các bất thường ở cơ xương và các chi: Ngoài các bất thường phát hiện được ở siêu âm 3 tháng đầu, giai đoạn này quan sát chi tiết hơn các ngón tay, chân có thể dễ dàng phát hiện các tật như: tật nhiều ngón, tật tay vẹo…

Siêu âm ở 3 tháng cuối (từ tuần thứ 30 – tuần thứ 32)

Đây là giai đoạn thai nhi đã hoàn thiện đầy đủ về cấu trúc và phát triển nhanh. Siêu âm dị tật thai nhi giai đoạn này chủ yếu để đánh giá sự phát triển thai nhi, vị trí thai nhi, nước ối, dây rốn (và các bất thường của chúng nếu có), sự phát triển của tử cung..

Các bất thường thai nhi có thể được phát hiện thêm hoặc đánh giá rõ hơn ở giai đoạn này (so với giai đoạn tháng giữa) bao gồm: Suy dinh dưỡng bào thai, các bất thường ở hệ sinh dục ( vị trí và sự di chuyển tinh hoàn, u ở cơ quan sinh dục, u nang buồng trứng…), một số bất thường ở các van tim được quan sát đầy đủ hơn (u tim, hẹp hở các van tim, van động mạch chủ 2 lá van, bất thường về động mạch chủ…), một số bất thường ở não.

Việc siêu âm thai đúng thời điểm, định kỳ để sớm phát hiện các dị tật thai nhi là hết sức quan trọng, để từ đó có biện pháp theo dõi, xử trí thích hợp (thậm chí là quyết định đình chỉ thai nghén). Hiệu quả của phương pháp siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng phân tích của bác sĩ, trang thiết bị hiện đại.

Hy vọng bài viết hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về dị tật thai nhi. Đừng quên ghé Mẹ và bé 24h để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!

Cận thị ở trẻ, ngày càng tăng cao nguyên nhân do đâu?

cận thị ở trẻ

Tình trạng cận thị ở trẻ em có xu hướng tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. Bởi, thời gian tiếp xúc với thiết bị công nghệ nhiều hơn sẽ khiến cho thị lực giảm sút. Không những vậy, cận thị ở trẻ tiến triển rất nhanh nếu không được theo dõi và can thiệp kịp thời sẽ gây suy giảm thị lực, tổn thương mắt và hệ lụy kéo đến tương lai về sau.

Cận thị là gì?

Cận thị là một vấn đề về thị lực, tật khúc xạ thường gặp ở mắt. Người bệnh chỉ nhìn rõ vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn rõ vật ở xa.  Do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc, vì vậy khi người cận thị nhìn vật ở xa thường phải nheo mắt.

Nguyên nhân cận thị ở trẻ

  • Ở độ tuổi từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
  • Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể quá nhẹ, dưới 2,5kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
  • Trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.
  • Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái, mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
  • Nếu như ngày nào trẻ cũng xem tivi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới màn hình nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.

Cách phòng tránh cho trẻ cận thị 

Không vui chơi học tập nơi thiếu ánh sáng

Một trong những nguyên nhân mà cận thị ở trẻ nhỏ thường mắc phải, nhưng lại tác động lớn đối với mắt. Vì thế cần phải có ánh sáng thích hợp, đảm bảo đủ ánh sáng cho bé đọc sách và học tập. Khi có ánh sáng quá mạnh hay quá mờ cũng làm mắt bé nhanh mỏi. Trẻ thường có những thói quen như đọc truyện, vui chơi trong ánh sáng lờ mờ, đây là điều nên tránh.

Chọn bàn học phù hợp

Trang bị bàn, ghế ngồi học cho trẻ phù hợp sẽ giúp bé có tư thế ngồi học đúng, phòng ngừa cận thị ở trẻ. Để chọn bàn học phù hợp cho trẻ, ba mẹ có thể căn cứ vào công thức sau:

  • Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể x 0,27
  • Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể x 0,46

Ngồi học đúng tư thế

Theo như nhiều chuyên gia, khoảng cách giữa mắt và bàn phải luôn được đảm bảo, các từ 30-40 cm tránh khỏi nguy cơ cận thị ở trẻ. Ngoài ra cần phải dạy trẻ tư thế ngồi thẳng lưng, nhìn thẳng xuống cuốn sách, tránh nghiêng đầu một bên, không nằm xem sách, không vừa ăn vừa xem sách báo, xem tivi.

Không sử dụng thiết bị điện tử quá lâu

Công nghệ ngày càng phát triển, trẻ em dễ tiếp xúc với thiết bị điện tử sớm hơn. Từ đó, thường gây ra tình trạng bé lạm dụng các thiết bị hiện đại này. Điều này có thể gây ra tình trạng cận thị ở trẻ. Các mẹ nên hạn chế hoặc quy định các thời gian biểu cho con sử dụng phù hợp nhất.

Đặc biệt, khoảng cách trẻ ngồi xem tivi hay dùng các thiết bị hiện đại khác rất quan trọng. Với tivi, các mẹ cần đảm bảo trẻ ngồi xem cách màn hình 3m – 3,5m, với các thiết bị như điện thoại, ipad cần cách mắt ít nhất một cánh tay.

Thực hiện thao tác giúp mắt thư giãn

Sau khoảng thời gian, bé học tập, đọc sách hay xem tivi, mẹ cần khuyến khích bé dành 1 ít thời gian nghỉ ngơi, để mắt thư giãn. Có thể học 1 giờ và cho bé nghỉ 5 phút, thực hiện các bài luyện tập cho mắt, vận động, ngủ đủ giấc cho mắt được chăm sóc tốt nhất.

Không nên làm việc bằng mắt quá 45 phút, trẻ cần ra sân chơi và tập thể dục giữa các tiết học, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao. Trong ngày, trẻ nên có thời gian thư giãn nhất định cho đôi mắt bằng cách tập nhìn xa hoặc thể dục vui chơi ở những nơi thoáng rộng. Nhờ đó, cận thị ở trẻ sẽ được giảm mắc phải hơn.

Ăn các thực phẩm tốt cho mắt

Dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa cận thị ở trẻ. Các mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các dưỡng chất có lợi cho mắt bao gồm:

  • Vitamin A (sữa, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, gan động vật,…)
  • Kẽm (cá trích, gan, sò biển, trứng,…)
  • Selen (cá, tôm, hải sản, nấm, đậu tương, cà rốt,…)
  • Carotene (rau cải xanh, rau chân vịt, bí đỏ, cà chua, cà rốt, khoai lang, đu đủ, gấc, táo,…)
  • Crom (gan động vật, thịt bò, nấm, nước nho,…)
  • Vitamin B1, B2 (các loại đậu, thịt nạc, rau lá xanh, sữa bì, trứng,…)
  • Canxi (hải sản, rau câu, bơ, lòng đỏ trứng, cá,…)

Uống thuốc bổ mắt

Thuốc bổ mắt bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất có lợi cho mắt, giúp mắt luôn được sáng khỏe, tránh tình trạng mỏi mắt, khô mắt, phòng tránh bệnh cận thị cho trẻ hiệu quả. Đây cũng là cách phòng tránh cận thị ở trẻ hiệu quả khi cung cấp trực tiếp vào cơ thể trẻ.

Khám định kỳ

Khám mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề của mắt nói chung trong đó có cận thị ở trẻ. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ 6 tháng một lần tại bệnh viện, cơ sở chuyên khoa mắt.

Những dấu hiệu cho thấy bé có thể bị cận thị

  • Nheo mắt khi đọc sách vở, báo.
  • Thường xuyên mỏi mắt, nhức mắt, dụi mắt.
  • Nhìn xa không rõ, cảm thấy chữ viết trên bảng, trong vở bị nhòe, lờ mờ.
  • Cúi sát đầu khi đọc sách hay viết bài.

Hy vọng bài viết trên giúp các mẹ hiểu hơn về cận thị ở trẻ và phòng cho con em mình. Đừng quên ghé thăm Mẹ và bé 24h để cập nhật những thông tin bổ ích. Chúc các mẹ và đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc nhé!

Chảy máu cam ở bé có thực sự đáng sợ không?

Cháy máu cam

Khi bố mẹ gặp tình trạng trẻ bị chảy máu cam, cảm thấy lo sợ có nguy hiểm hay cảnh báo tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây Mẹ và bé 24h giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Nguyên nhân chảy máu cam

Khoang mũi là nơi chứa nhiều mạch máu nhỏ, khi khu vực này bị khô hay bị kích thích sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu.

Các yếu tố có thể gây ra chảy máu cam ở trẻ:

  • Dị ứng.
  • Bé bị cảm lạnh.
  • Bé bị nhiễm trùng xoang;
  • Mũi của bé thiếu độ ẩm và những kích thích khác (ngoáy mũi, có vật lạ trong mũi, bị chấn thương mũi).
  • Thỉnh thoảng, nguyên nhân gây chảy máu có thể do trục trặc ở kết cấu mũi, ví dụ: Cấu trúc dị thường hoặc sự phát triển không bình thường ở mũi.

Phải làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Chảy máu cam thường rất dễ gặp nhưng hiếm khi đẻ lại hậu quả nghiệm trọng, nên nó thật sự không đáng sợ như bạn nghĩ đâu.

Đầu tiên, bạn nên ôm bé vào lòng rồi nghiêng người bé, ngả về phía sau. Tiếp đến bạn dùng một khăn sạch, mền thấm và dịt nhẹ vào lỗ mũi của bé. Có thể giữ động tác này trọng vài phút, cho đến khi máu ngừng chảy. Trong quá trình này bạn nên trấn an bé hoặc có thể chuyển hướng chú ý của bé vào một việc khác như xem phim, đọc truyện cho bé. 

Sau vài phút, bạn thử kiểm tra xem bé còn chảy máu nữa không. Nếu máu còn chảy, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, mềm khác, tiếp tục dịt vào lỗ mũi bị chảy máu cho bé. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho bé cũng có tác dụng giúp cầm máu.

Nếu bé vẫn chảy máu cam không ngừng thì bạn nên đưa bé đi khám.

Lưu ý: không nên nghiêng người bé quá mức, không đặt bé nằm ngửa vì máu từ lỗ mũi của bé có thể chảy xuống cổ họng, gây nên vị khó chịu và làm bé bị nôn (trớ). Cũng không nên dùng bông để cầm máu cam vì khi máu thấm vào bông sẽ làm cục bông tăng thể tích, có thể gây nghẽn ở mũi bé.

Ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ 

Khi cảm thấy không khí trong phòng bé khô, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm. Không nên nhét bất kỳ đồ vật nào vào mũi, bé có thói quen ngoáy mũi thì bạn nên tập gần loại bỏ tật xấu này.

Nếu bé bị dị ứng, bạn phải trao đổi điều này với bác sĩ, vì đây cũng là nguyên nhân chảy máu cam. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về dung dịch muối, để nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho bé.

Khi nào nên đi khám bác sĩ đối với trẻ chảy máu cam?

Thông thường, hiện tượng chảy máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, khi không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do bé chảy máu cam khi ngủ).

Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:

  • Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi. 
  • Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
  • Bé dùng một loại thuốc mới;
  • Bé bị chảy máu cam không ngừng.
  • Bé chảy máu cam thường xuyên.
  • Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).

Hy vọng những thông tin trên giúp các mẹ hiểu rõ thêm về chảy máu cam ở trẻ. Nhưng nếu thực hiện các biện pháp mà trẻ vẫn bị chảy nhiều hay thường xuyên thì phụ huynh nên đứa trẻ đi khám ngay. Mẹ và bé 24h chúc các mẹ và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!

Cách “ giải cứu” các mẹ thoát khỏi “cơn ác mộng” dỗ bé ngủ

dỗ bé ngủ

Đối với những đứa trẻ, giấc ngủ là điều quan trọng giúp bé tăng trưởng tốt về thể chất và tinh thần. Nhưng việc cho bé ngủ lại trở thành cơn ác mộng của mọi nhà, bé không quấy khóc là một thách thức khá lớn. Hiểu được điều đó, Mẹ và bé 24h sẽ hướng dẫn bạn các mẹo để dỗ bé ngủ nhanh chóng, ngủ được sâu giấc.

Lựa chọn thời gian dỗ bé ngủ hợp lý

Nhìn chung, nhiệm vụ chính đối với trẻ sơ sinh gần như là ngủ và ăn để đảm bảo phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu cho rằng, hầu hết các trẻ dưới 1 tuổi phải được tạo thói quen ngủ giấc đêm trong khoảng 6h30 – 7h, để dễ dàng kiểm soát giấc ngủ của bé.

Cách “ giải cứu” các mẹ thoát khỏi “cơn ác mộng” dỗ bé ngủ

Điều này giúp ích cho bé tạo phản xạ buồn ngủ và đi ngủ đúng giờ trong khoảng thời gian dài. Trong quá trình ngủ, cải thiện được trí não, thể chất của bé. Còn đối với trẻ sơ sinh bạn có thể dựa vào thời gian bú sữa để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ sau khi đã bú. Từ đó, bé có thể đi ngủ theo lịch trình của bố mẹ đã đặt ra hơn.

Với các bé lớn thì có xu hướng ham chơi, bỏ qua thời gian ngủ của bản thân. Vì thế, bố mẹ cần cho bé ngừng chơi khi tới khung giờ lý tưởng. Việc này giúp có bé sản sinh các chất chống lại mệt mỏi, sau đó khó đi làm giấc ngủ. Hơn thế, có thể tạo thành thói quen ngủ muộn cho con.

Mặc quần áo thoải mái cho trẻ

Bé có làn da vô cùng nhạy cảm, đừng để bé cảm thấy khó chịu khi mặc những bộ quần áo. Cho nên, bố mẹ nên cho con mặc những chất liệu làm từ vải tự nhiên. Ngoài ra, cần chú ý không cho bé mặc quá nhiều đồ, sẽ khiến bé nóng bức khó chịu, khó ngủ ngon giấc. Tương tự, cũng không nên cho bé mặc quá ít, vì điều đó sẽ khiến bé bị lạnh và dễ bị bệnh hơn.

Ủ ấm cho trẻ

Cách “ giải cứu” các mẹ thoát khỏi “cơn ác mộng” dỗ bé ngủ

Vì trước đây trẻ sơ sinh đã quen với cảm giác bao bọc trong bụng mẹ ấm áp. Nên bạn có thể sử dụng quấn tã và ủ ấm cho trẻ, để tạo cảm giác an toàn và thân thuộc khiến bé có giấc ngủ sâu và hiệu quả. Cách này vừa giúp bé thấy yên tâm và ngủ sâu giấc hơn.

Vuốt ve bé thật nhẹ nhàng

Đừng tạo cho bé thói xấu, khi bạn luôn ôm bé khi ngủ, rời xa vòng tay bạn thì bé lập tức tỉnh giấc hoặc không ngủ được khi không có người ôm. Hãy đặt bé nhẹ nhàng xuống giường hoặc nôi sau khi bé đã ngủ, tiếp đến vỗ thật nhẹ và vuốt ve bé để tạo cảm giác an toàn, khiến bé dễ chịu và tiếp tục ngủ.

Cách “ giải cứu” các mẹ thoát khỏi “cơn ác mộng” dỗ bé ngủ

Cho bé ngủ vào buổi trưa

Giấc ngủ trưa rất tốt cho bé, giúp bé nghỉ và tái tạo lại sức khỏe sau nhiều giờ hoạt động, có một tinh thần tỉnh táo sau khi ngủ. Bé có giấc ngủ trưa sẽ tạo cảm giác thoải mái, bên cạnh đó bé còn ăn được và ngủ nhiều hơn. Cho nên, bố mẹ đừng nghĩ bé ngủ trưa thì buổi tối khóc cho ngủ nhé!

Tạo không gian dễ chịu dỗ bé ngủ

Không gian cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc dỗ bé ngủ. Do đó, tạo cho bé thói quen ngủ trong môi trường tối, để khi trời tối bé nghĩ đã tới thời gian đi ngủ rồi. Đến khi bé thức giấc, bạn hay kéo rèm cửa, cho ánh sáng vào căn phòng để bé thấy được sự thay đổi về ánh sáng và tỉnh giấc.

Bên cạnh đó, phòng của bé nên được dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát cũng là yếu tố tác động đến giấc ngủ của bé. Nhưng đừng quên, để bé trong môi trường quá im lặng, vì khi chỉ cần xuất hiện một tiếng động, thì bé sẽ giật mình và quấy khó ngay.

Quan sát những dấu hiệu muốn ngủ của bé

Ngoài việc bạn chỉ chăm chăm vào thời gian ngủ của bị, thì việc quan sát dấu hiệu của bé bé đang mệt và muốn nghỉ ngơi sẽ giúp bạn dỗ bé ngủ nhanh hơn. Và nên nhớ. đừng chờ bé mệt rã rời mới ru ngủ, dễ khiến bé khó chịu và ngủ không sâu hoặc ngủ li bì.

Cách “ giải cứu” các mẹ thoát khỏi “cơn ác mộng” dỗ bé ngủ

Đọc sách hay kể chuyện cho bé nghe

Cách dỗ bé ngủ này tương đối quen thuộc đối với chúng ta. Bạn không cần phải lúc nào cũng đọc cho bé những câu chuyện cổ tích, bạn có thể kết hợp với những tin tức hay những điều bạn muốn tìm hiểu. Bởi thời điểm này, bé hoàn toàn không hiểu bạn đang nói gì, nhờ vào âm điệu. giọng đọc đều đều giúp bé thư giãn và chìm dần vào giấc ngủ.

Mát-xa nhẹ nhàng cho trẻ

Không chỉ người lớn mới thích cảm giác được mà mát-xa, những đứa trẻ cũng cảm thấy thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ngoài việc giúp bé ngủ ngon hơn thì cũng tăng cường tuần hoàn máy trong bé, cơ thể và trí não trẻ phát triển tốt hơn. Bạn có thể dành 15 phút để mát-xa cho bé mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Cách “ giải cứu” các mẹ thoát khỏi “cơn ác mộng” dỗ bé ngủ

Sử dụng tã thấm hút tốt cho bé

Khi bé bị cắt đứt giấc ngủ đêm thì khó có thể trở lại trạng thái ngủ, nhiều lần như thế sẽ tạo thành thói quen tỉnh giấc vào ban đêm. cũng yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bé, cho nên đừng để những khó chịu khi mang tã là bé mất ngủ. Bạn nên chọn những loại tã có chất lượng tốt, có độ thấm hút cao và chống hăm cho bé. 

Hát ru ngủ

Đây được coi là mẹo dỗ bé ngủ truyền thống từ xa xưa của người Việt, được sử dụng nhiều nhất. Hát rủ không chỉ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, mà còn truyền đạt được tình cảm của người bé đối với con. Cũng giống như đọc sách, nhờ vào những giai điệu êm dịu mà bé cảm thấy thư giãn và thoải mái.

Hy vọng những thông tin trên giúp các mẹ và gia đình thoát khỏi nỗi ám ảnh dỗ con ngủ qua những mẹo trên. Đừng quên ghé Mẹ và bé 24h để cập nhật thêm điều bổ ích cho gia đình và chúc các mẹ và gia đình luôn hạnh phúc, khỏe mạnh nhé!

Những tương tác với con của cha mẹ, giúp trẻ tự tin – thông minh “được cả thế giới”

tương tác vói con

Trong cuộc sống đời thường, ta có thể bắt gặp những trường hợp bé không nghe lời, khóc nháo lên khi đòi mua một thứ gì đó và bố mẹ thường nhượng bộ. Hay bắt gặp một đứa trẻ hoạt bát, lanh lợi, nghe lời và có những thói quen, tính cách tốt. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những hành vi này, cách tương tác với con để con trở thành đứa trẻ ngoan?

Như đã biết, các đứa trẻ có mỗi cá tính riêng biệt mang những tâm lý khác nhau. Vì thế cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chủ yếu xuất phát từ các tương tác với con của các bậc cha mẹ. Bên cạnh đó, phụ huynh không chỉ đóng vai trò là bạn mà còn là người thầy hướng dẫn cho các con. Việc chơi với bé để mở mang hiểu biết và các giao tiếp với xã hội là giúp trẻ phát triển sau này.

Những điều cần làm khi tương tác với con

Nền tảng kiến thức và tương tác với con của cha mẹ, tạo nên những đặc điểm tâm lý cho trẻ nhỏ. Từ những tâm lý đã có sẽ xây dựng nên những hành vi, vì thế để có được một đứa trẻ ngoan phụ thuộc nhiều vào cha mẹ – Người tiếp xúc đầu tiên và thường xuyên với bé. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy:

Giao tiếp với con bất cứ khi nào

Phải tiếp tận dụng những khoảnh khắc gần với con, để bạn dễ dàng tương tác với con hơn. Từ những tiếp xúc đó, thì sẽ xây dựng được lòng tin trong con, cảm giác gắn bó và an toàn nơi trẻ góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống. Ví dụ những lúc thay tã cho bé bạn có thể tương tác với con như nhìn vào mắt bé và nói: “ Bé con của mẹ có chiếc bụng xinh xinh” và âm vực cao và vui vẻ kèm theo kéo dài. Từ đó, sẽ gây sự chú ý cho trẻ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Chơi cùng con

Trong 6 tháng đầu, bé thường sẽ năng động hơn, hãy chơi với con với các bài hát và hình ảnh minh họa. Điều này sẽ giúp não bé nhớ nhiều hơn, kèm theo phối hợp với các cử động của thân thể như lắc lư theo bài nhạc hay kết hợp giữ chân với tay. Những hoạt động này giúp dẻo dai và khỏe mạnh, tránh bị thường cân.

Kích thích con nói chuyện với mọi người

Bắt đầu từ khi bé bập bẹ hay a ê, hay bắt chước nói theo con và để bé đáp lại. Việc này giúp bé cảm thấy vui hơn và coi trọng việc nói chuyện, bạn nên thường xuyên nói với bé để kích thích bé giao tiếp nhiều hơn.

Chú ý con khi bé muốn chơi

Để tôn trọng con, bạn nên quan sát tín hiệu của con khi mà con đã sẵn sàng chơi. Thời gian hợp lý để con có thể bắt đầu chơi là khi bé tỉnh táo và nghỉ ngơi đầy đủ. Khi con đang buồn ngủ và gắt gỏng hoặc đòi thì bạn không nên bắt bé chơi. Đặc điểm dễ nhận biết khi con không muốn chơi: quay mặt đi, chuyển hướng mắt hoặc cong lưng.

Thu hút sự chú ý của bé

Giáo dục kỹ năng sống cho bé tốt nhất,cha mẹ tương tác với con bằng cách kích thích sự tò mò, thích khám phá của bé. Chẳng hạn khi đọc sách cùng với bé, ta có thể diễn tả màu sắc hay âm thanh kèm theo cho bé con lật trang sách. Với những món đồ chơi cho trẻ bạn có thể sắm như trông hay hình khối, đồ chơi xếp chồng, bé có thể tháo, ném để hiểu được món đó chơi như nào.

Định hướng bé 

Sự tương tác với con của cha mẹ cũng không thể thiếu khi dạy con cách tập trung vào một vật nào đó. Khi bé chơi trò chơi bạn có thể bày biện 1 hoặc 2 món đồ chơi để bé có thể hoàn toàn khám phá hết chúng. Điều này thường có lợi cho bé nhiều hơn.

Luôn quan sát và hỗ trợ bé

Tương tác với con, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng làm cuộc sống bạn trở nên nhộn nhịp và tươi mới mỗi ngày. Luôn luôn bên con,  bạn sẽ hỗ trợ được con mình trong những tình huống khó giải quyết, còn bạn sẽ tăng khả năng quan sát. Khi bên cạnh bé bạn cũng có thể dễ dàng phát hiện được những tiềm ẩn như bé chậm nói, biếng ăn,..và kịp thời cải thiện cho bé.

Cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài

Muốn con mình trở nên mạnh dạn, tự tin và hoạt bát, bạn nên cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ những môi trường khác nhau. Bạn có thể tổ chức cắm trại cho gia đình hay cho bé tham gia các khóa học,… để bé có thể giao lưu, học hỏi, kết bạn giúp bé có thể tăng khả năng giao tiếp và giảm rụt rè trong bé.

Hy vọng bài tiếp trên sẽ giúp cho các cha mẹ có thể tương tác với con tốt nhất. Và những đứa trẻ trở nên ngoan hiền và tài giỏi. Đừng quên ghé Mẹ và bé 24h để cập nhật thêm thông tin hữu tín cho gia đình nhỏ của mình. Chúc các mẹ và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!

Top 5 sữa tốt cho bé 1 – 3 tuổi giàu DHA, Canxi, giúp con cao lớn và phát triển toàn diện

sữa tốt cho bé

Giai đoạn từ 1 – 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để bé phát triển về trí não, cân nặng và chiều cao. Chính bởi vậy việc lựa chọn sữa cho con trong giai đoạn này cần phải thật cẩn trọng. Để giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc chọn sữa cho con, Mẹ và bé 24h xin gợi ý cho các mẹ TOP 5 loại sữa tốt cho bé 1 – 3 tuổi. Đây đều là những loại sữa chất lượng cao, giàu DHA, Canxi cùng các dưỡng chất quan trọng khác.

I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÁC BÉ TỪ 1 – 3 TUỔI

Ở các độ tuổi khác nhau, nhu cầu về dinh dưỡng của bé sẽ khác nhau. Chẳng hạn trong độ tuổi từ 0 – 6 tháng tuổi, bé sẽ cần các chất hỗ trợ hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Giai đoạn trẻ ăn dặm lại cần bổ sung các loại men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ làm quen với thức ăn khác ngoài sữa. Với trẻ từ 1 – 3 tuổi, cha mẹ cần chú trọng đến các dưỡng chất sau khi chọn sữa cho con:

1. DHA trong sữa cho bé 1 – 3 tuổi

DHA là một acid béo thuộc nhóm Omega-3, có tên khoa học là Docosa Hexaenoic Acid. DHA là một chất trong trọng cho sự phát triển của con người, đặc biệt là giai đoạn đầu đời từ 0 – 3 tuổi. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được DHA mà cần được bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài.

DHA có các vai trò sau đây đối với sự phát triển của bé từ 1-3 tuổi:

– DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc là nơi tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. Chính bởi vậy DHA rất cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt.

– DHA cần thiết cho sự phát triển của não bộ  trẻ nhỏ. DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám – chất quyết định sự thông minh. Đây cũng là chất tạo ra độ nhạy của các nơ ron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Thiếu DHA trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi sẽ dẫn đến chỉ số thông minh IQ thấp. Một nghiên cứu trên trẻ từ khi sinh đến 8 – 9 tuổi chứng minh rằng, những trẻ bú mẹ và có chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm thấp hơn.

– DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não, khả năng đọc và ghi nhớ của trẻ nhỏ. Trẻ thiếu DHA thường gặp trở ngại về ngôn ngữ (nói lắp, phát âm không rõ).

2. Canxi trong sữa có tác dụng gì?

Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, chiếm 1.5 – 2% trọng lượng cơ thể. Có 2 dạng canxi tồn tại trong cơ thể người là canxi trong xương và canxi ngoài xương. Ở bất kỳ độ tuổi nào, cơ thể cũng cần được cung cấp đầy đủ canxi để hệ xương, răng chắc khỏe. Với trẻ nhỏ, canxi có tác dụng:

– Tham gia vào quá trình phát triển của hệ xương, tích tụ trong xương ở mức độ cao, giúp xương phát triển cả về chiều dài và chiều ngang, tăng khối lượng xương, giúp phát triển chiều cao ở trẻ.

– Tham gia cấu tạo răng của trẻ. Khi trẻ đủ canxi, răng sẽ chắc khỏe hơn, phòng ngừa được các bệnh răng miệng như sâu răng, răng yếu, lung lay,…

– Ngoài ra, canxi còn có các chức năng khác như: tham gia vào quá trình đông máu, tham gia chức năng co cơ, hình thành cơ bắp, dẫn truyền xung thần kinh,….

3. Choline – dưỡng chất các mẹ thường bỏ sót nhưng vô cùng quan trọng

Các mẹ thường tập trung bổ sung protein, DHA và canxi cho trẻ mà quên đi một chất rất quan trọng – Choline. Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng thường được xếp chung một nhóm với Vitamin B. Cơ thể chỉ tự sản xuất một lượng choline rất nhỏ không đáp ứng được nhu cầu cơ thể bé cần, vì vậy mẹ cần bổ sung choline từ thực phẩm bên ngoài cho bé.

Vai trò lớn nhất của choline đối với trẻ nhỏ là chức năng phát triển trí não. Trẻ cần nhiều choline nhất là giai đoạn từ 1 – 2 tuổi. Việc cung cấp đầy đủ choline cho trẻ giai đoạn này giúp bé thông minh hơn, tăng cường khả năng tập trung, học hỏi, phát triển ngôn ngữ và trí nhớ trong tương lai.

II. CÁCH CHỌN SỮA TỐT CHO BÉ 1 – 3 TUỔI

Nhiều mẹ băn khoăn trong việc chọn sữa cho con vì không biết dựa vào tiêu chí nào. Khi chọn sữa cho bé 1 – 3 tuổi mẹ cần quan tâm 3 tiêu chí sau đây:

1. Chọn sữa cho bé 1 – 3 tuổi dựa vào bảng đánh giá dưỡng chất trong sữa mẹ, sữa công thức, sữa bò và sữa dê

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính bởi vậy, khi chọn sữa cho bé, mẹ hãy dựa vào bảng so sánh thành phần của sữa công thức và sữa mẹ. Bảng thành phần càng tương đồng thì sữa đó càng tốt cho trẻ.

Hầu hết các loại sữa công thức hiện nay trên thị trường được làm từ sữa bò, chỉ có một lượng nhỏ sữa công thức được làm từ sữa dê. Sữa bò và sữa mẹ có những dưỡng chất tương đồng nhưng công thức lại khác nhau. Khi chọn sữa cho con, mẹ cần hiểu được cơ thể con cần gì, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ chọn có phù hợp với nhu cầu của con hay không? Dưới đây là bảng so sánh hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ, sữa bò và sữa dê:

2. Chọn sữa dựa trên mùi vị

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với mùi vị và vị giác của trẻ không giống như người lớn. Nhiều mẹ băn khoăn rằng đã chọn một loại sữa nổi tiếng, có thành phần dinh dưỡng cao nhưng con lại không chịu uống. Lý do nằm ở mùi vị của sữa đấy các mẹ ạ. Với trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3, mẹ nên chọn loại sữa có mùi vị thanh mát và dễ uống. Tránh các loại sữa có vị quá ngọt mẹ nhé. Sữa có vị quá ngọt thường chứa nhiều đường, khiến bé tăng cân nhanh chóng nhưng là tăng cân không khoa học. Uống sữa quá ngọt sẽ khiến bé nhanh no, uống lượng ít, thậm chí nhiều trẻ còn không uống sữa.

3. Chọn sữa theo thương hiệu

Không chỉ với sữa mà khi mua bất cứ sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào cho bé mẹ cũng cần quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm. Một sản phẩm chất lượng được một hãng uy tín sản xuất sẽ đảm bảo độ an toàn cao hơn các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng. Hiện nay, thị trường sữa cho bé từ 1 – 3 tuổi có rất nhiều sản phẩm trộn, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Chính bởi vậy mẹ cần truy xuất nguồn gốc sản phẩm, mua sản phẩm có nhãn mác, mã vạch rõ ràng để đảm bảo chất lượng khi con sử dụng.

III. 5 LOẠI SỮA TỐT ĐỂ BÉ 1 – 3 TUỔI THÔNG MINH, CAO LỚN, VÀ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Dựa theo các tiêu chí chọn sữa tốt cho con, Mẹ và bé 24h xin gửi đến các mẹ danh sách 5 loại sữa tốt cho bé từ 1 – 3 tuổi thông minh, cao lớn và phát triển toàn diện:

1. Sữa Hoàng Gia Úc Royal Ausnz Premium Gold 3 – Sữa miễn dịch cho trẻ

Đánh giá: 9.5/10

Giá tham khảo: 650.000 vnđ/ Hộp 900g

Top 5 sữa tốt cho bé 1 - 3 tuổi giàu DHA, Canxi, giúp con cao lớn và phát triển toàn diện

Sữa hoàng gia Úc Premium Gold 3 hay còn gọi là sữa số 3, đây là loại sữa công thức chuyên biệt được hãng sữa hàng đầu tại Úc Royal Ausnz nghiên cứu dành cho trẻ từ 1 – 3 tuổi. Được làm từ sữa tươi tinh khiết thành phần 100% từ sữa bò Úc nguyên chất, dòng sữa thanh mát, dễ uống bởi vị ngọt nhẹ, thơm tự nhiên của sữa bò tươi giúp bé bú được nhiều hơn.

Ngay sau khi sữa được vắt sẽ trải qua công nghệ sấy lạnh 1 lần tạo thành sữa bột, đảm bảo dinh dưỡng trong sữa không bị mất đi khi chế biến. Với nguồn dinh dưỡng thuần tự nhiên của sữa bò Úc, trẻ sẽ dễ dàng hấp thu hàm lượng vitamin và khoáng chất trong sữa số 3, từ đó tăng cân tự nhiên, khỏe mạnh và cứng cáp hơn. Tại sao lại gọi sữa số 3 là sữa miễn dịch? Bởi trong sữa được bổ sung hàm lượng lớn Lactoferrin với 2,58mg Lactoferrin/100ml sữa. 

Kháng thể Lactoferrin này có vai trò vận chuyển sắt tự do trong máu đến các tế bào để nuôi cơ thể, giúp kích thích hệ thống miễn dịch. Đồng thời, có khả năng kháng khuẩn, kháng vi sinh vật và virus của nó. Vi khuẩn có hại cần có sắt để phát triển, Lactoferrin ảnh hưởng lên sự vững chắc của màng tế bào vi khuẩn, làm phá hủy cấu trúc tế bào. Tuy nhiên, các vi khuẩn có lợi lại được bảo vệ bởi Lactoferrin. Vì vậy, bổ sung sữa miễn dịch hoàng gia Úc số 3 sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng tốt hơn, bảo vệ bé khỏi các nguy cơ gây bệnh ngoài môi trường.

Được xem là công thức dinh dưỡng toàn diện cho giai đoạn trẻ 1 – 3 tuổi với nhiều thay đổi lớn trong cơ thể, sữa miễn dịch hoàng gia Úc số 3 cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển hoàn hảo về thể chất và trí tuệ, giúp trẻ thỏa sức khám phá, học hỏi.

Royal Ausnz Premium Gold hay sữa số 3 là dòng sữa đảm bảo các thành phần chính cần thiết cho sự phát triển hoàn hảo về thể chất và trí tuệ giúp trẻ thỏa sức khám phá, học hỏi gồm:

– DHA tăng cường trí nhớ của não, cải thiện khả năng học hỏi và ghi nhớ cho trẻ.

– Canxi hỗ trợ phát triển chiều cao vượt trội.

– Vitamin C, K tăng khả năng hấp thụ canxi tối ưu.

– Protein giúp phát triển tầm vóc và trí tuệ ở trẻ.

– Ngoài ra phải kể đến thành phần I-ốt có trong sản phẩm là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và các bộ phận trong cơ thể như da – lông – tóc – móng.

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
1. Có mùi vị thơm ngon, thanh mát, dễ uống, được các bé độ tuổi 1 – 3 yêu thích. Nhiều mẹ đánh giá Premium Gold 3 được các con yêu thích, tăng lượng sữa bé uống từ 20 – 40%.2. Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao bao gồm đạm, năng lượng, các loại vitamin A, B, C, K…. đặc biệt được bổ sung hàm lượng DHA, canxi cao giúp bé phát triển toàn diện trí não và chiều cao. Ngoài ra, đây là loại sữa tách béo và ít đường nên bé yêu nhà bạn sẽ tăng cân tự nhiên, phòng tránh nguy cơ béo phì.3. Premium Gold 3 là một sản phẩm của Thương hiệu Royal Ausnz – một thương hiệu sữa lớn và uy tín tại Australia với hơn 40 giải thưởng, sản phẩm được Mỹ và châu Âu tin dùng.4. Sản phẩm được phân phối chính hãng tại Việt Nam 1. Hàng xách tay trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng. Mẹ nên mua hàng chính hãng để tránh hàng giả, hàng nhái.2. Giá thành khá cao so với túi tiền của các mẹ.

2. Sữa Aptamil Toddler Gold+ 3

Đánh giá: 7.5/10

Giá tham khảo: 680.000 Vnđ/ 900g

Top 5 sữa tốt cho bé 1 - 3 tuổi giàu DHA, Canxi, giúp con cao lớn và phát triển toàn diện

Aptamil Gold+ 3 Toddler Nutritional Supplement là sản phẩm được sử dụng cho bé từ 1 tuổi trở lên được nghiên cứu và sản xuất bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ nổi tiếng với công thức độc quyền sáng chế giúp đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng cho các bé đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Đây là một thương hiệu sữa nổi tiếng, lâu đời được nhiều mẹ tin dùng tại Anh, Đức, Úc. Sản phẩm được biết đến với các công dụng nổi bật như: 

– Bổ sung các dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời.

– Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ tránh được các loại bệnh do thay đổi thời tiết.

– Đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai của trẻ từ nguồn dưỡng chất quý giá có trong sữa.

– Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa của trẻ, phòng tránh tình trạng táo bón, khó tiêu, ợ chua ở trẻ do không hấp thu được sữa.

– Tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, giúp trẻ nhanh tăng cân và tăng chiều cao.

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
1. Thương hiệu uy tín được nhiều mẹ lựa chọn, tin dùng. 2. Trong sản phẩm có chứa nucleotides giúp cấu tạo DNA và tế bào. Aptamil cũng chứa hàm lượng sắt cao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của bé, đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh.3. Phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bạn, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa khi uống sữa như táo bón, khó tiêu, đầy bụng,….1. Có nhiều hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Mẹ cần thật cẩn trọng để tránh mua phải hàng kém chất lượng cho bé.2. Hàm lượng DHA, Choline và Canxi trong sản phẩm không cao. 3. Gía thành khá cao so với túi tiền của người Việt.

3. Sữa Nan Nga số 4

Đánh giá: 7.5/10

Giá bán tham khảo: 450.000Vnđ/ lon 800g

Top 5 sữa tốt cho bé 1 - 3 tuổi giàu DHA, Canxi, giúp con cao lớn và phát triển toàn diện

Nan là dòng sản phẩm sữa thuộc tập đoàn Nestlé (thành lập năm 1866, trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy sỹ). Nestlé là công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thực phẩm cho trẻ em, sữa và các sản phẩm từ sữa, cùng mạng lưới sản xuất, kinh doanh rộng khắp toàn cầu với gần 500 nhà máy tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nan Nga là sản phẩm sửa Nan được sản xuất tại nhà máy đặt tại Nga của tập đoàn Nestlé.

Sữa Nan Nga số 4 được Nestlé thiết kế đặc biệt dành cho bé từ 18 tháng tuổi trở lên, nhằm giúp bé tăng cân, tăng chiều cao, tăng hệ miễn dịch và phát triển thể chất, trí não toàn diện.

Đây là sản phẩm sữa công thức cho trẻ trên 1 tuổi được hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới tin dùng nhiều năm qua.

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
1. Thương hiệu uy tín, lâu năm được hàng triệu bà mẹ tin dùng.2. Sữa có giá phổ thông, dễ mua được ở các đại lý sữa trên toàn quốc3. Sữa có mùi thơm dịu, vị thanh mát, uống không gây ngấy các bé rất thích.4. Sữa cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như ARA, DHA, Vitamin D, Canxi giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ một cách toàn diện, để trẻ có thể phát huy tối đa các tiềm năng trong tương lai.5. Sữa cũng bổ sung hơn 140 triệu Probiotics – vi sinh vật có lợi cho đường ruột giúp trẻ tăng miễn dịch, tiêu hóa tốt từ đó phát triển toàn diện và khỏe mạnh. 6. Đặc biệt, thành phần Denta PRO và L.Rhamnosus trong sữa còn cản trở hoạt động của hệ vi sinh trong khoang miệng, từ đó làm giảm nguy cơ sâu răng cho bé.1. Là sản phẩm phổ biến, dễ bị làm nhái nên các mẹ hết sức cẩn trọng khi sử dụng.

4. Sữa Frisolac Gold 3

Đánh giá: 8.5/10

Giá tham khảo: 466.000 vnđ/ 900g

Top 5 sữa tốt cho bé 1 - 3 tuổi giàu DHA, Canxi, giúp con cao lớn và phát triển toàn diện

Frisolac Gold 3 là dòng sữa không còn xa lạ với chị em có con trong độ tuổi từ 1 – 3. Các dưỡng chất có trong sữa Frisolac Gold 3 đều được sử dụng nguồn sữa từ giống bò sữa Holstein Friesian nổi tiếng của Hà Lan tạo ra nguồn dưỡng chất cần thiết và năng lượng dồi dào giúp bé khỏe mạnh hơn. Friso Gold là dòng sữa công thức đã có mặt tại Việt Nam lâu năm và có sản phẩm chính hãng được sản xuất tại Việt Nam. Chính vì vậy mẹ có thể yên tâm mua sản phẩm chính hãng, tránh nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Trong thành phần sữa Frisolac Gold 3 được bổ sung lượng canxi, phốt pho cao,…các khoáng chất giúp bé phát triển chiều cao. Ngoài ra, DHA, Cholin, Taurin, AA, SA là các chất rất quan trọng để các bé phát triển não bộ, các vitamin A giúp bé có đôi mắt sáng, vitamin B và C tạo cảm giác thèm ăn và ngon miệng hơn. Đặc biệt trong sữa có hệ dưỡng chất Synbiotics giúp phát triển hệ tiêu hóa và các dưỡng chất khác như kẽm, sắt tạo khả năng chống oxy hóa cao.

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
1. Chứa DHA, Choline, AA, SA giúp phát triển trí não, tăng trưởng tế bào thần kinh.2. Trong sản phẩm có Synbiotics cùng một số dưỡng chất như kẽm, nucleotides, selen có tác dụng tăng cường lợi khuẩn đường ruột, tăng sức đề kháng cho trẻ.3. Gía sản phẩm phải chăng, phù hợp với túi tiền của mẹ Việt. 1. Sữa được một số mẹ phản hồi là có mùi vị khá ngọt nên các bé biếng ăn, kén ăn chỉ ăn được một lượng ít.2. Sản phẩm có DHA, Choline nhưng hàm lượng thấp, Canxi không đáng kể.3. Sản phẩm Friso xách tay trên thị trường có nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. 

5. Sữa Similac IQ Plus số 3

Đánh giá: 8/10

Giá tham khảo: 502.000Vnđ/ 900g

Top 5 sữa tốt cho bé 1 - 3 tuổi giàu DHA, Canxi, giúp con cao lớn và phát triển toàn diện

Được thành lập từ năm 1888, Abbott là một trong những công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới, chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất và đưa ra các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao trong lĩnh vực dinh dưỡng, dược phẩm, thiết bị chẩn đoán và điều trị. Tại Việt Nam, Abbott là một thương hiệu uy tín và chiếm được lòng tin của đông đảo bà mẹ. Sữa bột Similac Gain Plus IQ 3 là sản phẩm với công thức đặc chế dùng thay bữa ăn phụ, bổ sung chế dộ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ 1-3 tuổi, chứa các dưỡng chất Intelli Pro giúp phát triển thị giác, Immunify giúp tăng cường sức đề kháng cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp bé phát triển và tăng trưởng tốt.

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
1. Được sản xuất bởi Abbott Hoa Kỳ – một hàng sữa lớn, có mặt tại Việt Nam lâu năm, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam.2. Thành phần Sữa bột Abbott Similac Gain Plus IQ 3 có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ từ 1 – 3 tuổi như DHA, AA, omega 3, omega 6, taurin, cholin, sắt, canxi, phospholipid, lutein, prebiotic, nucleotides…3. Các chất trong sản phẩm tập trung vào việc phát triển trí não cho trẻ.4. Gía thành hợp lý, hợp túi tiền của mẹ Việt1. Sản phẩm chỉ tập trung vào các chất giúp phát triển trí não cho trẻ, các chất giúp phát triển chiều cao như canxi lại có hàm lượng thấp. Mẹ cần cân nhắc về nhu cầu của con khi mua sản phẩm.2. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hàng giả, hàng trộn của Abbott, mẹ cần cẩn trọng khi mua sản phẩm. 

Trên đây là 5 gợi ý của Mẹ và bé 24h về các loại sữa tốt cho bé 1 – 3 tuổi giàu DHA, Canxi giúp trẻ cao lớn và phát triển toàn diện. Các mẹ hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chọn sữa cho con để con được hưởng nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh, lớn nhanh và thông minh!

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

cách thay tã

Mẹ đã biết cách thay tã cho trẻ sơ sinh nhanh và đơn giản nhất? Nhưng thay tã đúng thôi chưa đủ, mẹ còn cần lưu ý về giới tính của bé yêu nữa.

Cách thay bỉm (tã) cho trẻ sơ sinh theo giới tính 

So với các công chúa, việc thay tã cho các hoàng tử sẽ khó khăn hơn một chút. Tuy nhiên, cũng không hẳn là “nhiệm vụ bất khả thi”. Mẹ và bé 24h bật mí một số cách thay tã cho bé, mẹ tham khảo nhé!

Cách thay bỉm (tã) cho bé trai

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh thực tế rất đơn giản, chỉ gói gọn trong 2 bước:

Bước 1: Tháo tã cũ

Mẹ đặt bé nằm ngửa. Dùng tay tháo miếng dán hai bên sau đó nhẹ nhàng nắm chân bé đưa lên cao, lau sạch mông và trượt tã bẩn ra ngoài. Tã cũ sau khi dùng xong, mẹ nên gấp chặt lại sau đó vứt vào thùng rác.

Bước 2: Thay tã mới cho bé

Vẫn dùng tay giữ hai chân bé trên cao, nhẹ nhàng đưa tã mới vào sau đó mới thả chân bé xuống. Kéo mặt trước tã lên, giữ “cậu bé” hướng xuống để bé không dây bẩn lên phần ngoài rìa tã. Dùng tay lần lượt gỡ băng keo 2 bên và dán vào mặt trước. Khi dán băng cố định tã, mẹ nên dán sao cho mặt trước song song với mép tã. Đồng thời cũng chú ý sao cho tã vừa khít chân bé, tã không bị xoắn lệch.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

Bé bất ngờ tè vào người là vấn đề “đau đầu” nhất khi thay tã cho các “hoàng tử”. Không chỉ các ông bố, thậm chí các mẹ có tay nghề cũng khó thoát khỏi tình huống “dở khóc dở cười” này. Mẹo nhỏ trong cách thay tã giúp mẹ “né đẹp” tình huống này là một chiếc khăn mềm. Trong tình trạng không che chắn,”cậu nhỏ” của bé dễ bị kích thích làm bé muốn đi về sinh. Dùng khăn che chắn vùng kín sẽ giúp hạn chế việc bé “xè xè” vào người trong lúc thay tã.

Cách thay bỉm (tã) cho bé gái

Với các bé gái, cách thay tã cho trẻ sơ sinh về cơ bản cũng tương tự bé trai. Mẹ cũng đặt bé nằm ngửa, sau đó tháo tã cũ và thay tã mới. Cố định tã với băng dán 2 bên và kiểm tra xem tã đã vừa vặn với con yêu chưa là xong.

Điểm khác biệt duy nhất khi thay tã cho bé gái là mẹ không cần giữ vùng kín của bé hướng xuống. Hơn nữa, với các “công chúa”, mẹ cũng chẳng lo bé tè bắn vào người.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

Thay bỉm (tã) cho trẻ sơ sinh bao lâu một lần?

Hăm tã, mẩn ngứa và hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng xấu đến da sẽ dễ dàng “ghé thăm” cục cưng nếu mẹ lười thay bỉm cho trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, dù tã không bẩn, vẫn sạch sẽ nhưng mẹ nên thay tã cho bé sau mỗi 4 tiếng.

Số lần thay bỉm cho trẻ sơ sinh còn tùy vào số lượng chất thải của trẻ. Thông thường, với các bé 1 tháng tuổi, mẹ có thể cần thay tã 10-12 lần/ngày. Số lần thay tã sẽ tương đương với những lần mẹ cho con bú. Với các bé lớn hơn, số lần thay tã sẽ giảm dần.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

Lưu ý dành cho mẹ: Số lần thay tã cho bé trong ngày là chỉ số giúp mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của bé cưng. Tuy mỗi trẻ có “lịch” đi vệ sinh khác nhau, nhưng mỗi ngày mẹ cần thay tã cho trẻ ít nhất 6 lần. Ít thay tã hơn có thể là dấu hiệu bé cưng không nhận đủ dưỡng chất dinh dưỡng. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Những điều cần lưu ý khi thay tã cho trẻ sơ sinh

Không chỉ biết cách thay tã cho trẻ sơ sinh đúng, mẹ cũng nên lưu ý những điều sau đây để chắn chắn việc thay tã diễn ra suôn sẻ và an toàn nhất với cục cưng.

  • Sẵn sàng “đồ nghề”Để việc thay tã diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước khi thay tã cho bé. Mẹ sẽ cần 1-2 miếng tã sạch, khăn giấy ướt hoặc bông gòn thấm nước ấm và khăn sạch. Nếu bé bị hăm tã, mẹ có thể cần chuẩn bị thêm các loại thuốc bôi cho bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Trước khi thay tã mới cho cục cưng, mẹ nên dùng khăn ướt Huggies hoặc bông gòn ẩm nhẹ nhàng vệ sinh vùng kín của trẻ. Lau nhẹ nhàng từ trước ra sau và dùng khăn sạch lau khô một lần nữa.
  • Với những bé mới sinh chưa rụng rốn, mẹ nên dùng gạc thấm nước vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh rốn. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc các điều dưỡng để biết cách chăm sóc và vệ sinh cuống rốn chưa rụng.
  • Không mặc tã ngay lập tức: Sau khi vệ sinh sạch sẽ, mẹ nên để da bé khô tự nhiên trước khi thay tã mới. Cách này sẽ giúp da bé có thể “hít thở” không khí tự nhiên. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé “nude” quá lâu, bởi bé sẽ dễ bị cảm lạnh.
  • Bổ sung những dụng cụ thay tã cần thiết: Mẹ có thể cân nhắc kem giữ ẩm, kem trị hăm tã, miếng lót thay tã, túi đựng tã chuyên dụng,… để việc thay tã cho con được thuận tiện và đảm bảo vệ sinh cho bé.
  • Dự trữ tã: Giai đoạn sơ sinh, với số lần bé “xì xoẹt” nhiều, mẹ có thể cần thay tã cho con trong 1 – 3h. Vì vậy, mẹ đừng quên dự trữ tã dán với số lượng hợp lý. Lưu ý, mẹ cũng không nên mua quá nhiều tã với cùng một kích cỡ, vì bé có thể phát triển nhanh, tã dư thừa sẽ không hợp lý về kinh tế cũng như khó sử dụng cho bé.
  • Chọn đúng loại tã: Kích thước quan trọng nhưng mẹ cũng đừng quên chất liệu tã cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé cảm thấy thoải mái. Nên chọn tã với lớp đệm êm mềm tại mọi vị trí, chống hằn đỏ, cùng 1000 phễu siêu thấm hút, bé “xì xoẹt” nhiều cỡ nào, mẹ cũng vẫn có thể yên tâm, vừa chống hằn đỏ, vừa ngăn hăm tã.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

Với cách thay tã cho trẻ sơ sinh trên đây, kể cả những người vụng về nhất cũng dễ dàng trở thành chuyên gia. Thử ngay xem “tay nghề” mình có khá lên không, mẹ nhé. Và mẹ cũng đừng quên ghé Mẹ và bé 24h để tìm cho bé yêu “người bạn thân thiết”.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước

Nước là thành phần quan trọng của cơ thể, mất nước có thể đe dọa tính mạng bé yêu. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh uống nước? Nhất là trong thời tiết nắng nóng, hoặc khi bé đang mắc bệnh, tình trạng mất nước sẽ nhiều hơn. Nhưng do chức năng thận của trẻ ở giai đoạn sơ sinh chưa hoàn thiện, nên nếu bổ sung quá nhiều nước có thể gây nguy hiểm cho bé.

1. Trẻ sơ sinh được cung cấp đủ nước qua sữa mẹ

Sữa mẹ chứa hơn 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu dòng (sữa đầu mỗi cữ bú). Do đó, bất cứ khi nào người mẹ cảm thấy con mình khát, mẹ có thể cho con bú. Điều này sẽ thỏa mãn “cơn khát” của bé và tiếp tục bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Bé không cần nước trước khi được 6 tháng tuổi, ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng. Đây cũng là một trong những lý do mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Một đứa trẻ được coi là bú mẹ hoàn toàn khi chỉ nhận được sữa mẹ, không có bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng bổ sung nào, ngay cả nước; ngoại trừ khi trẻ cần dùng thuốc, dung dịch bù nước đường uống, thuốc nhỏ, siro vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Khi cho con bú nghĩa là mẹ đã cho bé uống tất cả nước mà bé cần, đồng thời cung cấp nước an toàn và bảo vệ bé chống lại bệnh tiêu chảy.

Cho trẻ uống nước với số lượng lớn thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nước uống, đó là tình trạng các chất điện giải (như natri) trong máu của em bé bị pha loãng, ức chế các chức năng cơ thể bình thường và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như nhiệt độ cơ thể thấp hoặc co giật .Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu Natri bình thường của cơ thể – những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.

2. Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn đang được cho uống sữa công thức, thỉnh thoảng bạn nên cho bé uống thêm một ít nước. Bởi sữa công thức thường có chứa nhiều muối hơn, việc cho bé uống thêm một ít nước sẽ giúp cho việc bài tiết trở nên dễ dàng. Ngoài ra, do quá trình trao đổi chất của các bé uống sữa công thức sẽ diễn ra chậm hơn nên thường bé sẽ có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn so với các bé bú mẹ.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Nếu bé bị táo bón, sốt hoặc nếu nhiệt độ thời tiết quá nóng, bạn có thể cho bé uống vài thìa nhỏ nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, tránh cho bé uống quá nhiều và hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm điều này nhé.

3. Tác hại khi cho trẻ uống nước

3.1. Uống nước có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu sữa

Đối với các bé dưới 6 tháng, sữa mẹ là nguồn thực phẩm chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà bé cần, bao gồm cả nước. Chính vì vậy, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Không những vậy, kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Lâu dần, bé sẽ không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, từ đó làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé.

3.2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh uống nước có thể gây hại bởi uống nước có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng. Nước, dù có sạch và tinh khiết đến đâu đi nữa thì cũng có nguy cơ chứa mầm bệnh.

Hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu, nếu uống phải nước có chứa mầm bệnh, bé sẽ nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng rất cao. Theo thống kê, trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

3.3. Gây nhiễm độc nước

Tình trạng này tương đối hiếm gặp nhưng cũng đã có bé gặp phải. Cho bé uống nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể vì thận bé vẫn chưa hoàn thiện, từ đó dẫn đến thiếu hụt. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não, bé có thể bị động kinh, co giật…

3.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ

Việc cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước không chỉ không tốt cho sức khỏe của bé mà còn gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe người mẹ. Một số chuyên gia cho rằng hành động này có thể tác động đến việc sản xuất sữa mẹ.

4. Khi nào cho trẻ uống nước?

Các tổ chức Y tế trên thế giới khuyên mẹ nên đợi đến khi bé bắt đầu ăn dặm. Tại thời điểm đó, mẹ có thể cung cấp một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội nhưng không thay thế sữa mẹ. Bé vẫn nên được cho bú mẹ tiếp tục và kéo dài về sau mà theo khuyến cáo của WHO là nên kéo dài đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.

4.1. Thời điểm nên cho bé uống nước

Thời điểm tốt nhất mà bạn có thể bắt đầu cho trẻ sơ sinh uống nước là khi bé bắt đầu ăn dặm. Uống nước ở thời điểm này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Khi bé đã bước qua giai đoạn ăn dặm, bạn cũng nên tiếp tục cho bé bú mẹ bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tuyệt vời và tốt cho sức khỏe.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

4.2. Cách cho bé uống nước

Bạn có thể cho bé uống nước bằng thìa hoặc đổ nước vào bình hoặc cốc để bé dễ uống. Trẻ nhỏ thường hay bắt chước những gì người lớn làm, do đó, mỗi lần bạn uống, hãy làm gương cho bé nhé.

4.3. Nên cho bé uống bao nhiêu nước?

Lúc này, bé sẽ không cần uống quá nhiều nước. Khi bé 4 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bạn có thể cho bé uống vài ngụm nước nhỏ (không quá 4 muỗng). Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn có thể tăng dần lượng nước này lên.

Thông thường, tập cho trẻ nhỏ uống nước khá là đơn giản. Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn hãy tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi lần ra ngoài về, sau khi chơi hay ăn… Uống nước thường xuyên là thói quen tốt để giúp bé tránh xa các vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Nếu bạn thấy bé không thích uống nước, đừng cố ép bé mà hãy thử cho bé uống lại vào lần sau.

5. Lưu ý khi cho trẻ uống nước

Khi cho bé uống nước, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cho bé uống theo nhu cầu
  • Không nên cho bé uống nước trước bữa ăn vì vừa khiến bé có cảm giác no, không muốn ăn đồng thời làm loãng dịch vị, không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì có thể khiến bé dễ “tè dầm” hoặc thức giấc giữa đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.