Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

cách thay tã

Mẹ đã biết cách thay tã cho trẻ sơ sinh nhanh và đơn giản nhất? Nhưng thay tã đúng thôi chưa đủ, mẹ còn cần lưu ý về giới tính của bé yêu nữa.

Cách thay bỉm (tã) cho trẻ sơ sinh theo giới tính 

So với các công chúa, việc thay tã cho các hoàng tử sẽ khó khăn hơn một chút. Tuy nhiên, cũng không hẳn là “nhiệm vụ bất khả thi”. Mẹ và bé 24h bật mí một số cách thay tã cho bé, mẹ tham khảo nhé!

Cách thay bỉm (tã) cho bé trai

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh thực tế rất đơn giản, chỉ gói gọn trong 2 bước:

Bước 1: Tháo tã cũ

Mẹ đặt bé nằm ngửa. Dùng tay tháo miếng dán hai bên sau đó nhẹ nhàng nắm chân bé đưa lên cao, lau sạch mông và trượt tã bẩn ra ngoài. Tã cũ sau khi dùng xong, mẹ nên gấp chặt lại sau đó vứt vào thùng rác.

Bước 2: Thay tã mới cho bé

Vẫn dùng tay giữ hai chân bé trên cao, nhẹ nhàng đưa tã mới vào sau đó mới thả chân bé xuống. Kéo mặt trước tã lên, giữ “cậu bé” hướng xuống để bé không dây bẩn lên phần ngoài rìa tã. Dùng tay lần lượt gỡ băng keo 2 bên và dán vào mặt trước. Khi dán băng cố định tã, mẹ nên dán sao cho mặt trước song song với mép tã. Đồng thời cũng chú ý sao cho tã vừa khít chân bé, tã không bị xoắn lệch.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

Bé bất ngờ tè vào người là vấn đề “đau đầu” nhất khi thay tã cho các “hoàng tử”. Không chỉ các ông bố, thậm chí các mẹ có tay nghề cũng khó thoát khỏi tình huống “dở khóc dở cười” này. Mẹo nhỏ trong cách thay tã giúp mẹ “né đẹp” tình huống này là một chiếc khăn mềm. Trong tình trạng không che chắn,”cậu nhỏ” của bé dễ bị kích thích làm bé muốn đi về sinh. Dùng khăn che chắn vùng kín sẽ giúp hạn chế việc bé “xè xè” vào người trong lúc thay tã.

Cách thay bỉm (tã) cho bé gái

Với các bé gái, cách thay tã cho trẻ sơ sinh về cơ bản cũng tương tự bé trai. Mẹ cũng đặt bé nằm ngửa, sau đó tháo tã cũ và thay tã mới. Cố định tã với băng dán 2 bên và kiểm tra xem tã đã vừa vặn với con yêu chưa là xong.

Điểm khác biệt duy nhất khi thay tã cho bé gái là mẹ không cần giữ vùng kín của bé hướng xuống. Hơn nữa, với các “công chúa”, mẹ cũng chẳng lo bé tè bắn vào người.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

Thay bỉm (tã) cho trẻ sơ sinh bao lâu một lần?

Hăm tã, mẩn ngứa và hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng xấu đến da sẽ dễ dàng “ghé thăm” cục cưng nếu mẹ lười thay bỉm cho trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, dù tã không bẩn, vẫn sạch sẽ nhưng mẹ nên thay tã cho bé sau mỗi 4 tiếng.

Số lần thay bỉm cho trẻ sơ sinh còn tùy vào số lượng chất thải của trẻ. Thông thường, với các bé 1 tháng tuổi, mẹ có thể cần thay tã 10-12 lần/ngày. Số lần thay tã sẽ tương đương với những lần mẹ cho con bú. Với các bé lớn hơn, số lần thay tã sẽ giảm dần.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

Lưu ý dành cho mẹ: Số lần thay tã cho bé trong ngày là chỉ số giúp mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của bé cưng. Tuy mỗi trẻ có “lịch” đi vệ sinh khác nhau, nhưng mỗi ngày mẹ cần thay tã cho trẻ ít nhất 6 lần. Ít thay tã hơn có thể là dấu hiệu bé cưng không nhận đủ dưỡng chất dinh dưỡng. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Những điều cần lưu ý khi thay tã cho trẻ sơ sinh

Không chỉ biết cách thay tã cho trẻ sơ sinh đúng, mẹ cũng nên lưu ý những điều sau đây để chắn chắn việc thay tã diễn ra suôn sẻ và an toàn nhất với cục cưng.

  • Sẵn sàng “đồ nghề”Để việc thay tã diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước khi thay tã cho bé. Mẹ sẽ cần 1-2 miếng tã sạch, khăn giấy ướt hoặc bông gòn thấm nước ấm và khăn sạch. Nếu bé bị hăm tã, mẹ có thể cần chuẩn bị thêm các loại thuốc bôi cho bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Trước khi thay tã mới cho cục cưng, mẹ nên dùng khăn ướt Huggies hoặc bông gòn ẩm nhẹ nhàng vệ sinh vùng kín của trẻ. Lau nhẹ nhàng từ trước ra sau và dùng khăn sạch lau khô một lần nữa.
  • Với những bé mới sinh chưa rụng rốn, mẹ nên dùng gạc thấm nước vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh rốn. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc các điều dưỡng để biết cách chăm sóc và vệ sinh cuống rốn chưa rụng.
  • Không mặc tã ngay lập tức: Sau khi vệ sinh sạch sẽ, mẹ nên để da bé khô tự nhiên trước khi thay tã mới. Cách này sẽ giúp da bé có thể “hít thở” không khí tự nhiên. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé “nude” quá lâu, bởi bé sẽ dễ bị cảm lạnh.
  • Bổ sung những dụng cụ thay tã cần thiết: Mẹ có thể cân nhắc kem giữ ẩm, kem trị hăm tã, miếng lót thay tã, túi đựng tã chuyên dụng,… để việc thay tã cho con được thuận tiện và đảm bảo vệ sinh cho bé.
  • Dự trữ tã: Giai đoạn sơ sinh, với số lần bé “xì xoẹt” nhiều, mẹ có thể cần thay tã cho con trong 1 – 3h. Vì vậy, mẹ đừng quên dự trữ tã dán với số lượng hợp lý. Lưu ý, mẹ cũng không nên mua quá nhiều tã với cùng một kích cỡ, vì bé có thể phát triển nhanh, tã dư thừa sẽ không hợp lý về kinh tế cũng như khó sử dụng cho bé.
  • Chọn đúng loại tã: Kích thước quan trọng nhưng mẹ cũng đừng quên chất liệu tã cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé cảm thấy thoải mái. Nên chọn tã với lớp đệm êm mềm tại mọi vị trí, chống hằn đỏ, cùng 1000 phễu siêu thấm hút, bé “xì xoẹt” nhiều cỡ nào, mẹ cũng vẫn có thể yên tâm, vừa chống hằn đỏ, vừa ngăn hăm tã.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết

Với cách thay tã cho trẻ sơ sinh trên đây, kể cả những người vụng về nhất cũng dễ dàng trở thành chuyên gia. Thử ngay xem “tay nghề” mình có khá lên không, mẹ nhé. Và mẹ cũng đừng quên ghé Mẹ và bé 24h để tìm cho bé yêu “người bạn thân thiết”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *