Bỏ túi cách cho con bú để không bị viêm tuyến vú sau sinh

viêm tuyến vú

Theo khảo sát, viêm tuyến vú xảy ra ở 33,3% các bà mẹ đang cho con bú. Tình trạng này thường có liên quan tới việc cho con bú và có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị triệt để. Tình trạng viêm tuyến vú do đâu và cách điều trị như thế nào? Cùng Mẹ và bé 24h tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới này về bệnh viêm tuyến vú ở phụ nữ sau sinh.

Viêm tuyến vú sau sinh

Viêm tuyến vú là tình trạng viêm nhiễm một hay nhiều ống dẫn sữa dẫn đến các mô vú của phụ nữ bị sưng phù bất thường, hiện tượng này dễ xảy ra đặc biệt trong 6 tháng đầu sau sinh. Đồng thời, bệnh có thể tiến triển gây ra áp-xe vũ khi mủ xuất hiện tập trung quanh vùng mô vú. Có thể chuyển biến nặng dẫn đến trùng huyết khi không điều trị kịp thời.

Bỏ túi cách cho con bú để không bị viêm tuyến vú sau sinh

Viêm tuyến vú sau sinh được chia thành 2 dạng:

  • Viêm tuyến vú do không do nhiễm trùng thường là tắc tia sữa. Được biết tắc tia sữa là tình trạng sữa ứ đọng trong các mô vú ở những phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, tình trạng này thường tiến triển thành viêm vú trùng do điều kiện môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sống khi sữa ứ đọng.
  • Viêm vú nhiễm trùng là phổ biến nhất, vì vi khuẩn xâm nhập qua vùng da hoặc núm vú đã bị tổn thương, tụ có màu vàng là loại vi khuẩn gây ra bệnh này.

Một số nguyên nhân gây ra viêm tuyến vú sau sinh

  • Nhiễm khuẩn

Đây là nguyên nhân mà chúng ta dễ mắc phải khi lần đầu làm mẹ. Trong quá trình cho con bú, xảy ra tổn thương vùng vú. Do người mẹ có thể sai tư thế cho con bú, khiến bé khó chịu và lôi kéo mạnh làm tổn thương da đầu vú. Ngoài ra, có thể do đặc điểm của sản phụ như vú thụt vào trong hay bằng phẳng quá, dẫn tới bé cắn đầu vú thành những vết thương nhỏ và loét rộng ra. Không chỉ thế, đối với bé chưa biết bú, mẹ phải nặn sữa nhưng chưa có kinh nghiệm nên khiến vũ bị tổn thương.

Bỏ túi cách cho con bú để không bị viêm tuyến vú sau sinh

Những vi khuẩn khi ở trên da thì không gây hại nhưng khi vào được bên trong da, nó làm cho vùng da bị nhiễm trùng. Nếu vi khuẩn này vào trong vùng da vú sẽ gây ra viêm nhiễm tuyến vú.

  • Tắc ống dẫn sữa

Ống dẫn sữa là nơi truyền sữa từ các tuyến sữa đến núm vú. Nhưng khi sữa bị tắc và tích tụ lại tạo cơ hội cho vi khuẩn xuất hiện, sau đó dẫn đến viêm nhiễm vú.

  • Yếu tố nguy cơ

Một số yếu gây ra nguy cơ viêm tuyến vú sau sinh như: Loét hay nứt núm vú, không thay đổi tư thế bú, áo ngực quá chật, từng bị viêm tuyến vũ trước đó,…

Những triệu chứng nhận biết viêm tuyến vú

Đối với bệnh viêm tuyến vú sau sinh, ta có thể nhận biết như sau:

  • Đau, ngứa, sưng vú 
  • Xuất hiện viêm sưng, ấn thấy đau, đỏ vùng vú
  • Sốt, cảm giác lạnh
  • Dễ mệt mỏi
  • Thường xảy ra một bên vú và ít khi bị hai bên
  • Diễn biến nặng có thể gây ra sốt cao, đau nhiều và tuyến sữa có mủ  

Cách xử lý khi bị viêm tuyến vú sau sinh

Có thể tự xử lý ngay khi xuất hiện tình trạng tắc sữa, bằng cách dùng tay xoa bóp, chườm ấm vị trí bị tắc. Đồng thời, thể dùng cách khác như dùng dụng cụ hút sữa thừa ở hai bên vú, thường xuyên vệ sinh trước và sau khi cho con bú.

Sản phụ phải đi thăm khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng viêm tuyến vú để được điều trị, vì để lâu sẽ trở nên nặng hơn và xảy ra biến chứng.

Bỏ túi cách cho con bú để không bị viêm tuyến vú sau sinh

Các phương pháp điều trị bệnh viêm tuyến vú sau sinh:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn  –  Paracetamol với tác dụng hạ sốt và giảm đau
  • Thực hiện tiểu phẫu: Tiến hành thực hiện chính rạch một đường nhỏ ở vú. Từ đó, dẫn lưu áp-xe vú đối với trường hợp hình thành áp-xe.

Lưu ý: Có thể cho con bú trong quá trình điều trị bệnh. Bởi vì khi sản phụ ngừng thì có thể những vùng sữa khác cũng sẽ bị viêm nhiễm và trở nên trầm trọng hơn. Nếu như không cho con bé thì bạn cần vắt sữa ra.

Hướng dẫn phòng tránh viêm tuyến vú

  • Cho bé bú đúng cách: Vị trí ngậm tốt và ngậm hoàn toàn vú.
  • Chỉ cho bé bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại.
  • Thực hiện chuyển đổi tư thế cho con bú thường xuyên.
  • Khi tạm ngưng cho con bú thì sử dụng các ngón tay để kẹp giữ
  • Không để núm vú bị ẩm, vì mặc áo ngực quá chật hay sử dụng miếng dán ngực nhiều sau khi cho con bú.
  • Luôn luôn giữ thoáng núm vú
  • Khi cảm thấy vú cứng, ấn đau cần chườm ấm, xoa bóp để sữa lưu thông.
  • Gặp bạn sinh để tư vấn hợp lý nếu bạn bị đau núm vú khi cho con bú.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm nhiễm tuyến vú sau khi sinh, để tránh những trường hợp đáng tiếc. Đừng quên ghé Mẹ và bé 24h để cập nhật những thông tin bổ ích cho gia đình, chúc các mẹ và gia đình hạnh phúc và khỏe mạnh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *