Các giai đoạn khám thai mẹ bầu cần phải nắm thật rõ

Các giai đoạn khám thai cần nắm rõ

Mang thai là một hành trình vất vả, gian nan cũng vô cùng kỳ diệu của một người phụ nữ. Vào từng giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ có những sự thay đổi cùng sự phát triển của thai nhi. Để nắm bắt được tình hình sức khỏe thai nhi trong bụng, mẹ bầu cần đi khám định kỳ. Vậy các giai đoạn khám thai nên thực hiện ở thời điểm nào?

1. Tại sao cần khám thai định kỳ?

Mang thai là một hành trình khó khăn đối với phụ nữ. Nhưng đây cũng là một quá trình thiêng liêng, kỳ diệu mà bất cứ người phụ nữ nào cũng muốn trải qua. Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Đi cùng với đó là những bước phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn.

Để một đứa trẻ có thể chào đời khỏe mạnh, bình an cần đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, khám thai định kỳ là yếu tố không thể bỏ qua. Các giai đoạn khám thai sẽ tương ứng với từng cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.

Việc khám thai định kỳ sẽ giúp các bác sĩ và bố mẹ biết được tình hình sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng. Thông qua đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn tận tình về chế độ dinh dưỡng phù hợp hay những điều cần tránh trong từng giai đoạn.

Đối với các bậc phụ huynh, nhất là những người mới lần đầu được trải nghiệm cảm giác làm cha làm mẹ thì khám thai còn là một thú vui đáng mong chờ. Đây là thời điểm mà bố mẹ có thể gặp mặt con qua các thiết bị khám thai như máy siêu âm. Nhìn hình ảnh con trên màn hình, lắng nghe nhịp tim đập mạnh mẽ và biết được tình trạng thai nhi cũng chính là một điều hạnh phúc.

Các giai đoạn khám thai mẹ bầu cần phải nắm thật rõ
Khám thai giúp nắm bắt sự phát triển của thai nhi

2. Các giai đoạn khám thai định kỳ ở mẹ bầu

Trong suốt hành trình mang thai, cả mẹ và bé đều có những sự thay đổi. Những sự thay đổi của cơ thể mẹ nhằm mang đến cho thai nhi một quá trình hình thành và phát triển khỏe mạnh, hoàn hảo. Để nắm bắt được từng sự thay đổi trong quá trình mang thai, mỗi mẹ bầu nên trải qua các giai đoạn khám thai định kỳ như sau:

2.1. Khám thai ngay khi nhận thấy dấu hiệu mang bầu

Thông thường ngay sau khi nhận thấy dấu hiệu đã mang bầu, các mẹ nên tiến hành khám thai. Khi thấy cơ thể bị trễ kinh và que thử thai xuất hiện 2 vạch đỏ cùng các triệu chứng khác như nôn nghén,… thì mẹ nên đi siêu âm. Đây được xem là lần khám thai đầu tiên trong suốt hành trình 9 tháng 10 ngày mẹ bầu sắp trải qua.

Lần đầu tiên khám thai vô cùng quan trọng. Việc khám thai ở lần này sẽ giúp bạn xác định được thai bao nhiêu tuần tuổi, đã làm tổ an toàn trong tử cung hay chưa, thai đã có tim thai chưa,… Trong một số trường hợp có dấu hiệu bất thường xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp để đảm bảo an toàn cho cả thai nhi lẫn mẹ bầu.

Các giai đoạn khám thai mẹ bầu cần phải nắm thật rõ
Khám thai khi mới phát hiện mang thai

2.2. Giai đoạn từ tuần 11 đến tuần 13

Giai đoạn khám thai tiếp theo sẽ diễn ra từ khoảng tuần 11 đến tuần 13. Tại thời điểm này, việc khám thai sẽ giúp nhận định chính xác hơn về tuổi thai, sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó là một số chẩn đoán khác về độ mờ da gáy giúp xác định trẻ có mắc các bệnh lý về thần kinh, tim, thoái vị cơ hoành,…

Sau thời điểm này, việc xác định các chỉ số nguy cơ mắc bệnh ở thai nhi sẽ khó khăn và thiếu tính chính xác hơn. Bởi vậy các bậc phụ huynh cần chú ý và đi khám đúng với thời gian bác sĩ chỉ định.

2.3. Giai đoạn tuần thứ 14 -17

Từ tuần 14 đến tuần 17 thai nhi sẽ có những sự phát triển mới hơn. Chính vì vậy, đây là giai đoạn khám thai tiếp theo mẹ không nên bỏ qua. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định mẹ tiến hành những xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. Với phương pháp sàng lọc việc chẩn đoán tình trạng mắc bệnh ở thai nhi sẽ rõ ràng, chính xác hơn.

Đây cũng là thời điểm bác sĩ có thể xác định được giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ sẽ không tiết lộ giới tính thai nhi cho gia đình biết trước.

2.4. Giai đoạn khám thai từ 21 – 24 tuần

Giai đoạn tuần thứ 21 đến tuần thứ 24, thai nhi đã có những sự phát triển hoàn thiện về mặt hình thái. Bố mẹ có thể thông qua máy siêu âm để quan sát hình ảnh của thai nhi. Đây cũng là giai đoạn khám thai giúp phát hiện sớm những dị dạng trẻ có thể gặp phải như hở hàm ếch, tay chân, cơ quan nội tạng gặp vấn đề,…

Các giai đoạn khám thai mẹ bầu cần phải nắm thật rõ
Khám thai ở tuần thứ 21 đến tuần thứ 24

2.5. Giai đoạn khám thai ở tuần thứ 32

Ở tuần thứ 32, thai nhi gần như đã phát triển hoàn thiện. Thời điểm này bố mẹ nên tiến hành siêu âm màu. Siêu âm màu sẽ giúp bố mẹ có thể quan sát con mình một cách rõ ràng, chi tiết hơn.

Bên cạnh đó, thực hiện siêu âm màu sẽ giúp theo dõi Doppler động mạch rốn, tử cung, nước ối, dây rốn,… Các thông tin này sẽ hỗ trợ cho quá trình sinh nở sắp diễn ra thuận lợi, an toàn. Đây cũng là thời điểm giúp xác định gần như chính xác trọng lượng trẻ được sinh ra.

2.6. Giai đoạn khám thai tuần thứ 37

Giai đoạn khám thai ở tuần thứ 37 có lẽ là thời điểm được các mẹ bầu mong chờ nhất. Ở giai đoạn này, thai nhi đã có những sự phát triển toàn diện và sẵn sàng để chào đời. Khi bước sang thai kỳ thứ 37, mẹ bầu nên tiến hành đi khám mỗi ngày. Việc đi khám sẽ giúp phát hiện sớm những tình huống bất ngờ, đảm bảo cho quá trình vượt cạn của mẹ diễn ra thành công.

Các giai đoạn khám thai mẹ bầu cần phải nắm thật rõ
Khám thai giai đoạn tuần thứ 37

Các giai đoạn khám thai đều là dấu mốc quan trọng đối với hành trình mang bầu. Việc khám thai sẽ giúp bác sĩ và bố mẹ nắm bắt được tình hình phát triển của thai nhi. Kịp thời xử lý những tình huống xấu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hay tính mạng của mẹ bầu hoặc thai nhi trong bụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *