Các dấu hiệu mang thai trong thời gian đầu để mẹ dễ dàng nhận ra

Dấu hiệu mang thai sớm cần chú ý

Các mẹ thường sẽ không thể tự nhận ra mình đang mang thai vào thời gian đầu. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu mang thai để chăm sóc bản thân tốt hơn nhé.

Các bà mẹ thường không nhận ra mình đang mang thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ khi không có dấu hiệu mang thai rõ ràng nào xảy ra, đặc biệt là đối với những người mang thai lần đầu. Bên cạnh đó không phải tất cả chị em đều có dấu hiệu mang thai giống nhau nên các dấu hiệu này ít khi được liệt kê để giúp chị em dễ dàng phát hiện hơn. Đặc biệt trước kỳ hành kinh sau khi hoài thai thì các dấu hiệu càng khó phát hiện ra.

1. Cách nhận biết mang thai khi có chu trình kinh nguyệt đều

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo theo chu kỳ buồng trứng. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, diễn ra đều đặn hàng tháng ở phụ nữ trong độ tuổi sẵn sàng sinh nở (từ 10 – 46 tuổi).

Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày, được tính từ ngày đầu tiên ra máu âm đạo của chu kỳ hiện tại đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Số ngày hành kinh thường kéo dài từ 3-7 ngày, tổng lượng máu kinh khoảng 50-80ml.

Khi bạn mang thai, trứng làm tổ trong tử cung, vì vậy thay vì thấy kinh nguyệt giống như chu kỳ bình thường, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra hormone hCG, làm dày niêm mạc tử cung để nuôi dưỡng và duy trì thai kỳ.

Phát hiện mang thai dựa vào hormone hCG trong nước tiểu

Hầu hết phụ nữ theo dõi, nghi ngờ và phát hiện có thai một cách chính xác dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của họ. Nếu chậm kinh, bạn có thể thử thai tại nhà để kiểm tra hormone hCG trong nước tiểu. Nếu kết quả dương tính, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác mình có mang thai hay không và sức khỏe thai nhi.

2. Những dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều

Nếu đang có thắc mắc về dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều thì chị em cần phải kết hợp nhiều yếu tố để dự đoán xem có phải mình đang có thai hay không.

2.1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều là như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là hiện tượng chảy máu âm đạo không đủ các tiêu chuẩn trên. Ngược lại, chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 21 ngày, ra máu bất thường và màu sắc thay đổi. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì dấu hiệu mang thai dễ dàng và chính xác nhất là bị trễ kinh. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể khó biết mình có “tin vui” bằng dấu hiệu này. Vì họ không thể xác định chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo sẽ là ngày nào. Khi không có chu kỳ kinh nguyệt không đều, chị em phải dựa vào các dấu hiệu xuất hiện trên cơ thể nhiều hơn để phán đoán.

2.2. Ra máu bào thai

Ở một số người khi sắp đến kỳ kinh cũng giống như chu kỳ bình thường lại có biểu hiện đau bụng dưới hoặc ra máu âm đạo dễ nhầm với máu kinh. Nhưng khác với máu kinh nguyệt, ra máu bào thai thường có số lượng rất ít, chỉ ra dịch âm đạo hơi có màu đỏ hoặc thay đổi màu sắc nhẹ trên quần sáng màu. Bên cạnh đó, nếu là máu kinh thì sẽ chảy ra ngoài với số lượng lớn.

Máu báo thai chính xác sẽ xuất hiện khoảng 10 – 14 ngày sau khi trứng thụ tinh, có thể kiểm tra thời điểm này kể từ ngày xảy ra quan hệ. Sở dĩ có hiện tượng ra máu là do sau khi thụ tinh, phôi nang sẽ vào buồng tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này làm cho lớp niêm mạc tử cung bong ra một chút, khiến một lượng máu nhỏ chảy ra ngoài âm đạo.

Xuất hiện máu bào thai ở nữ giới

Cách so sánh giữa kinh nguyệt và máu bào thai:

  • Thời gian: Máu báo thai thường ra từ 1 – 3 ngày còn máu kinh nguyệt sẽ ra lâu hơn, khoảng từ 3 – 7 ngày.
  • Màu sắc: Máu bào thai có màu hồng hoặc nâu nhạt với số lượng rất ít, thường biểu hiện bằng những chấm nhỏ. Máu kinh có màu đỏ sẫm và chảy ra với số lượng nhiều, thường kèm theo những cục máu đông.
  • Số lượng: Máu báo thai xuất hiện với một lượng ít còn máu kinh nguyệt ra nhiều, trung bình từ 50 – 80ml cho mỗi lần.

2.3. Đau bụng âm ỉ cũng là dấu hiệu có thai sớm

Đau bụng xảy ra khi trứng đã thụ tinh vào tử cung và làm tổ, ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Đau bụng dưới do mang thai thường xảy ra từ 6-12 ngày sau khi trứng được thụ tinh song ít khi được chị em quan tâm. Triệu chứng đau bụng khi mang thai rất dễ bị nhầm lẫn với đau bụng do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng khi hành kinh. Vì vậy, mẹ vẫn nên theo dõi các dấu hiệu khác để xác nhận có thai.

2.4. Ngực căng và nhạy cảm hơn

Những thay đổi ở ngực là một dấu hiệu sớm của việc mang thai vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Do nồng độ hormone của người phụ nữ thay đổi nhanh chóng sau khi thụ thai. Vì những thay đổi nội tiết tố này, ngực của bạn có thể sưng, đau hay cảm thấy khó chịu sau một hoặc hai tuần. Hoặc bạn có thể cảm thấy ngực nặng hơn, đầy hơn hoặc nhạy cảm khi chạm vào. Vùng quầng vú xung quanh núm vú cũng có thể sẫm màu hơn bình thường.

Ngực căng đau như kim châm có thể là dấu hiệu mang thai

Tuy nhiên, những lý do khác cũng có thể làm thay đổi bộ ngực của bạn. Nhưng nếu sự thay đổi đó là dấu hiệu của việc mang thai. Cơn đau ngực sẽ giảm dần sau một vài tuần khi cơ thể thích nghi với lượng hormone mới trong cơ thể.

2.5. Buồn nôn (ốm nghén)

Ngoài ra, một số phụ nữ thèm hoặc không thể dung nạp một số loại thực phẩm khi mang thai. Điều này cũng có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Sự ảnh hưởng của nội tiết tố mạnh đến mức ngay cả khi chỉ nghĩ đến một món ăn yêu thích một thời cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

Buồn nôn, thèm ăn và chán ăn kéo dài trong suốt thai kỳ. May mắn thay, hầu hết các triệu chứng của phụ nữ mang thai thường giảm dần vào khoảng tuần thứ 13 hoặc 14 của thai kỳ. Trong thời gian chờ đợi, hãy đảm bảo rằng bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhận được tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu mà bạn và em bé của bạn cần. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn về vấn đề này.

2.6. Tâm trạng thất thường

Cùng với những dấu hiệu mang thai trên, nếu nhận thấy cảm xúc của mình thường thất thường, khó kiểm soát thì càng có thể chắc chắn về khả năng mang thai. Cũng giống như chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố khiến phụ nữ thường khó chịu và cáu gắt hơn, khi mang thai cũng vậy.

Tâm trạng thay đổi thất thường cũng là một trong những dấu hiệu mang thai

Để nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể sản sinh ra nhiều estrogen và progesterone, ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Nhiều phụ nữ thường xuyên cảm thấy khó chịu, buồn chán hoặc quá phấn khích.

2.7. Các triệu chứng sớm khác của thai kỳ

Mang thai gây ra những thay đổi trong cân bằng nội tiết tố của người mẹ. Và điều đó có thể gây ra các triệu chứng, dấu hiệu mang thai khác bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều: Đối với nhiều phụ nữ, điều này bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 hoặc thứ 8 sau khi thụ thai. Mặc dù điều này có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường hoặc do sử dụng thuốc lợi tiểu.
  • Táo bón: Khi mang thai, lượng hormone progesterone cao hơn bình thường có thể khiến bạn bị táo bón. Progesterone làm cho thức ăn đi qua ruột chậm hơn. Để giảm các triệu chứng táo bón, hãy uống nhiều nước, tập thể dục và ăn thực phẩm giàu chất xơ.
  • Nhức đầu và đau lưng: Nhiều phụ nữ mang thai bị đau đầu nhẹ thường xuyên, đau lưng cũng phổ biến.
  • Chóng mặt và ngất xỉu: Những điều này có thể liên quan đến hiện tượng giãn mạch máu, hạ huyết áp và hạ đường huyết ở phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai dễ chóng mặt và ngất xỉu

3. Làm gì khi nhận ra các dấu hiệu mang thai

Khi có những dấu hiệu mang thai thường gặp trên, cách tốt nhất để biết mình có thực sự mang thai hay không là đến cơ sở y tế để thăm khám và làm các xét nghiệm liên quan. Ngay khi biết mình mang thai, bạn sẽ chuẩn bị đầy đủ để chào đón con yêu chào đời. Sau đây là các lưu ý dành cho các mẹ bầu giúp cải thiện các tình trạng khó chịu khi mang thai và cho thai nhi phát triển tốt nhất:

  • Một chế độ ăn uống cân bằng toàn diện, giàu vitamin, khoáng chất là cần thiết cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi. 
  • Bổ sung các vitamin, sắt, acid folic để tránh thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt rất dễ xảy ra đối với người mang thai
Bổ sung các vitamin, sắt, acid folic để tránh thiếu hụt dinh dưỡng cho mẹ bầu
  • Bổ sung thêm canxi, thường xuyên massage cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hạn chế hiện tượng bị chuột rút.
  • Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng quá độ dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Vận động vừa phải, phù hợp với sức mình.
  • Luôn cố gắng giữ mình ở trạng thái thoải mái, vui vẻ, tránh các tác động tiêu cực đến suy nghĩ của bạn khi mang thai.

Dấu hiệu mang thai sẽ có tỉ lệ xuất hiện cao hơn ở tuần thứ 5 của thai kỳ trở đi. Khi nhận ra các dấu hiệu này trên cơ thể mình, các mẹ bầu nên sử dụng que thử thai hoặc đi khám để xác định tình trạng sức khỏe của mình và tạo điều kiện tốt nhất để nuôi dưỡng, hình thành thai nhi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *